(TNO) Đây là khẳng định của Bộ GD-ĐT trong cuộc họp báo về công tác chuẩn bị năm học mới vào chiều 28.8, trước thông tin một số trường cấm giáo viên mặc váy lên lớp.
Theo ông Hoàng Đức Minh, Cục trưởng Cục Nhà giáo, Bộ đã kiểm tra và thấy chỉ có Trường THPT Việt Trung (Quảng Bình) dự kiến đưa ra quy định này.
“Năm nay, hiệu trưởng trường mới được chuyển về nên dự kiến đưa ra trong hội đồng giáo dục, cấm giáo viên mặc váy đến lớp. Khi chúng tôi làm việc với Sở GD-ĐT Quảng Bình, Sở báo cáo đây chỉ là dự kiến đưa ra tại cuộc họp đầu tiên chuẩn bị cho năm học mới, chứ chưa phải ra một văn bản chính thức. Nhưng sau khi có hồi âm của giáo viên, nhà trường không thực hiện và không triển khai nữa. Việc này chỉ xuất hiện ở Trường Việt Trung, không có xuất hiện ở các đơn vị khác”, ông Minh nói.
Cũng theo lãnh đạo Cục Nhà giáo, Bộ đã yêu cầu Sở lưu ý không triển khai việc này.
“Chúng ta đã có quy định văn hóa công sở, Bộ GD-ĐT cũng có quy định về đạo đức nhà giáo, đều không có điều cấm này. Theo quy định, chỉ yêu cầu giáo viên đến lớp ăn mặc lịch sự gọn gàng, đảm bảo đúng thuần phong mỹ tục, không ăn mặc phản cảm ảnh hưởng tới môi trường giáo dục. Điều này đã có quy định trong đạo đức nhà giáo và văn hóa công sở”, ông Minh nói thêm.
Kiên quyết xử lý lạm thu
Về việc chấn chỉnh lạm thu trong năm học mới, ông Lê Khánh Tuấn, Vụ phó Kế hoạch tài chính (Bộ GD-ĐT) cho rằng nguyên nhân xảy ra tình trạng này là do không bảo đảm được thu.
“Theo thông tin của chúng tôi, có khoảng 17/63 tỉnh thành đảm bảo được, còn lại rất khó khăn trong đảm bảo nguồn chi ngân sách. Bên cạnh, đề ra giải pháp, xây dựng các bản pháp lý để quản lý việc thu trong trường học, Bộ đã chỉ đạo phải bảo đảm 3 công khai để đảm bảo sự kiểm soát của xã hôi với việc thu trong trường học. Các địa phương, UBND các cấp phải có trách nhiệm chỉ đạo kiểm tra, giám sát để phát hiện kịp thời và xử lý lạm thu xảy ra. Bộ cũng tăng cường kiểm tra, giám sát, thanh tra để hành lang pháp lý ban hành phải thực hiện đúng, kiên quyết cùng địa phương xử lý hiện tượng thu không đúng quy định".
Ông Tuấn cho biết thêm, mong rằng cha mẹ học sinh phát hiện việc lạm thu sẽ thông báo kịp thời tới cơ quan quản lý, các lực lượng xã hội cùng các cấp chính quyền để kịp thời xử lý.
Theo Bộ GD-ĐT, bắt đầu từ 1.9 sẽ có nhiều chính sách đổi mới đối với giáo viên và học sinh vùng khó khăn. Học sinh các trường ở khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn sẽ được nhận hỗ trợ 15 kg gạo/học sinh/tháng. Ngoài ra, học sinh THPT vùng đặc biệt khó khăn cũng được nhận hỗ trợ chi phí ăn, ở trong quá trình học tập bằng 40% lương tối thiểu. Các đối tượng đủ điều kiện được hỗ trợ tối đa 9 tháng/năm học. Với các học sinh phải tự lo chỗ ở, mỗi tháng được hỗ trợ tiền nhà ở bằng 10% mức lương tối thiểu chung. (Hải Bình ghi) |
Thu Hằng
>> Bỏ những quy định giáo dục chưa phù hợp
>> Bức xúc lệnh cấm phụ nữ mặc váy ngắn
>> Cấm mặc váy ngắn để "ngăn xâm hại tình dục
>> Buộc học sinh nông thôn mặc váy đi học
>> Nên mặc váy ngắn đến đâu?
>> Mặc váy ngắn - coi chừng!
Bình luận (0)