Đáng chú ý, trong dự thảo, Bộ GTVT đã công nhận hợp đồng vận tải điện tử là hợp pháp. Theo dự thảo nghị định, quy định hợp đồng vận tải điện tử là việc ứng dụng phần mềm trên nền tảng website hoặc ứng dụng di động, ứng dụng mở khác để thực hiện việc kết nối cung cấp dịch vụ vận chuyển giữa doanh nghiệp, hợp tác xã kinh doanh vận tải có giấy phép kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch, taxi và kinh doanh vận tải hàng hóa với người thuê vận tải.
tin liên quan
Bộ trưởng GTVT nói Uber, Grab lỗ vì giảm giá để ‘giết’ taxi truyền thốngVới Uber và Grab, theo ông Trần Bảo Ngọc (Vụ trưởng Vụ Vận tải, Bộ GTVT - đơn vị chủ trì soạn thảo), dự thảo nghị định sửa đổi đưa ra khuôn khổ quản lý chặt chẽ hơn, không còn hoạt động theo mô hình thí điểm mà chính thức hóa hoạt động.
Theo đó, đơn vị cung cấp phần mềm phải đăng ký kinh doanh phù hợp với Sở KH-ĐT địa phương, đăng ký thương mại điện tử với Bộ Công thương, đồng thời đăng ký với Bộ GTVT và Tổng cục Thuế để quản lý thuế rõ hơn.
“Chúng tôi đã làm việc với Tổng cục Thuế, hướng tới dùng phần mềm để tính thuế, kết nối với các đơn vị công nghệ, mỗi chuyến đi đều nắm bắt được số tiền qua phần mềm, quản lý chặt chẽ, công khai minh bạch hơn”, ông Ngọc nói.
tin liên quan
Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ: Grab, Uber thúc taxi truyền thống 'chuyển mình'Lãnh đạo Vụ Vận tải khẳng định với dự thảo nghị định, sẽ xem xét điều kiện kinh doanh giữa taxi và xe hợp đồng ứng dụng công nghệ điện tử lại gần nhau, theo hướng bỏ bớt ràng buộc với taxi, nhưng thêm các điều kiện với xe hợp đồng và hợp đồng điện tử như: phải đăng ký chất lượng dịch vụ, niêm yết đầy đủ thông tin ở 2 cửa xe, dán logo, phù hiệu của Sở GTVT.
Bộ GTVT đề xuất bỏ quy định niên hạn của xe taxi không quá 8 năm đối với đô thị loại đặc biệt, 12 năm đối với địa phương khác tại Nghị định số 86, thống nhất niên hạn của xe taxi không quá 12 năm trên toàn quốc, đảm bảo bình đẳng xe taxi và xe hợp đồng.
Bình luận (0)