Bộ lạc 'người cá' có thật nhờ đột biến gien

Bộ lạc 'người cá' có thật nhờ đột biến gien

20/10/2024 09:28 GMT+7

Bộ lạc Bajau ở Indonesia trở thành những người đầu tiên được biết đến có thể lặn sâu tới đáy biển nhờ vào đột biến gien di truyền.

Bộ lạc Bajau lâu nay vẫn sống cuộc đời kỳ lạ, chủ yếu là lưỡng cư, và giờ đây họ được chứng minh là sở hữu năng lực đến từ quá trình biến đổi gien để trở thành “những du mục biển”.

Sinh sống ngoài khơi bờ biển Indonesia suốt hơn 1.000 năm, người Bajau trải qua ngày tháng trên nhà bè, dành nhiều thời gian dưới biển.

Theo Đài BBC, họ là những thợ lặn tài ba, săn bắt cá bằng lao và có dung tích phổi đáng nể cùng năng lực bơi lội siêu quần. Các thành viên của bộ lạc có thể lặn sâu đến 70m, chỉ cần những hòn đá làm vật dằn và cặp kính gỗ.

Chia sẻ với Đài CNN, chuyên gia Melissa Ilardo của Đại học Cambridge (Anh) cho hay người Bajau lặn khoảng 8 giờ/ngày, trải qua 60% thời gian trong ngày dưới nước.

Bộ lạc 'người cá' có thật nhờ đột biến gien- Ảnh 1.

Người dân bộ lạc Bajau lặn xuống biển để bắt cá

ẢNH: APNETICA.COM

Nghiên cứu mới đã phát hiện bí mật đằng sau năng lực phi thường này: đó là “gien du mục biển”, cho phép họ có lá lách ngoại cỡ.

Khi con người lặn xuống nước, lá lách trong cơ thể co lại để bơm tế bào hồng cầu mang theo oxy vào hệ tuần hoàn, giúp tăng lượng dưỡng khí trong máu thêm 9%. Vì thế, với lá lách lớn hơn bình thường, người Bajau chắc chắn được trao lợi thế gien di truyền để sống cuộc đời “du mục biển”.

Khó có thể xác định thời gian người Bajau ở dưới nước trong mỗi lần lặn, nhưng một số người cho hay họ có thể lặn đến 13 phút.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.