|
Đây là ý kiến đại biểu (ĐB) Huỳnh Ngọc Ánh (TP.HCM) khi trao đổi với báo giới bên hành lang Quốc hội (QH) sáng qua, 13.11.
Quan điểm của ĐB Ánh cũng khá tương đồng với nhiều ĐBQH khác trong phiên thảo luận tổ liên quan đến dự luật này. Theo ĐB Bùi Văn Xuyền (Thái Bình), hiện có một số luật chuyên ngành được quy định rất cụ thể những nội dung có trong bộ luật Dân sự (BLDS) như luật Đất đai, luật Doanh nghiệp… Do vậy, không nên đưa những nguyên tắc cơ bản của luật chuyên ngành vào BLDS, tránh chồng chéo và khả năng xung đột. “Tuy nhiên, những nguyên tắc cơ bản nhất của BLDS mà luật chuyên ngành không thể thay thế được sẽ phải quy định trong BLDS để các luật chuyên ngành không thể vượt qua và làm trái được”, ĐB Xuyền nói.
|
ĐB Nguyễn Đình Quyền (Hà Nội) bày tỏ đồng ý với quy định BLDS là quy định nền tảng, trong trường hợp có ngoại lệ ở luật chuyên ngành thì thực hiện theo luật chuyên ngành nhưng “nguyên tắc là các luật riêng không thể được trái nguyên tắc của BLDS”.
Không thể quy định kiểu “tiền trao cháo múc”
Về quyền sở hữu quy định trong dự thảo BLDS, nhiều ĐBQH đều cho rằng dự thảo đang mở quá rộng. Liên quan đến quyền sở hữu bất động sản, ĐB Trần Du Lịch (TP.HCM) nhấn mạnh thời điểm chứng nhận quyền sở hữu với bất động sản phải là thời điểm khai thuế trước bạ, được sự công nhận của nhà nước đối với tài sản đó. Theo ĐB Lịch, không thể quy định kiểu “tiền trao cháo múc”, chỉ cần ký cam kết, giao tiền là công nhận quyền sở hữu. Theo ông, điều này cũng giống như việc chỉ cần làm đám cưới ăn ở với nhau đã thành vợ chồng rồi chứ không cần đăng ký kết hôn.
Liên quan đến quyền sở hữu đất của công dân, ĐB Phạm Quang Nghị (Hà Nội) nêu ra ví dụ ở Hà Nội có nhiều trường hợp giao dịch tự nguyện không có hợp đồng, công chứng, gây khó cho cơ quan nhà nước. Những người sử dụng đất liên tục từ trước 2013 mà không có tranh chấp thì được cấp sổ. Nhưng thực tế là trước đó họ chiếm đoạt đất công, của nhà nước, nếu vẫn cấp sổ đỏ cho họ thì vô hình trung thừa nhận quyền lợi cho người chiếm đất bất hợp pháp. Bên cạnh đó là trường hợp các giao dịch hoàn toàn thỏa thuận, nhưng trên các tài sản không được pháp luật thừa nhận hợp pháp.
ĐB Phạm Quang Nghị nêu trường hợp công viên Đống Đa, ngày xưa là bãi rác, có nhiều người nhặt rác xây lều tạm. Do nhà nước quản lý không tốt nên dần dần họ xây nhà rồi bán cho người khác. Việc mua bán này là ngay tình, “tiền trao cháo múc”, ký tá đầy đủ. Giờ Hà Nội giải tỏa để xây dựng công viên Đống Đa phải đền bù rất nhiều tiền. Không đền bù họ không đi, phải xử thế nào? Tương tự những năm 1960, nhiều người hiến tặng, hoặc cho cơ quan, đơn vị nhà nước ở nhờ có hợp đồng. Sau này nhiều người muốn đòi lại, người đang sử dụng không có giấy tờ gì chứng minh là đất của mình nhưng bản thân người hiến tặng đi đòi cũng không có đầy đủ pháp lý. Căn cứ pháp luật để xử lý thế nào…?, ĐB Phạm Quang Nghị nêu vấn đề.
Chưa thống nhất thẩm quyền công bố dịch * Trùng lắp các luật định về bảo vệ môi trường Chiều 13.11, thảo luận tại phiên họp tổ về dự án luật Thú y, nói về quy định (điều 6) về công bố dịch, thực hiện theo phương án nào, cấp xã hay cấp huyện, cấp tỉnh, ĐB Đỗ Văn Vẻ (Thái Bình) đề nghị không nên để cấp xã công bố. Ít nhất phải cấp huyện, tỉnh. ĐB Nguyễn Xuân Tỷ (Bến Tre) lại nói rằng hiện nay, có nhiều nơi cả xã chăn nuôi gà hay heo. “Khi có dịch bất thường, tốc độ lây lan dịch rất nhanh, có nơi ngày đầu đã chết 30% vật nuôi, với hàng trăm trang trại thì nên để cấp xã công bố chứ chờ đến 2 xã trở lên, cấp huyện mới công bố thì không kịp thời”. ĐB Tỷ nói: “Công bố dịch càng sớm càng tốt chứ đợi kiểm chứng, đợi nhiều thủ tục... dịch lây lan nhanh thì rất chậm trễ. Nếu xảy ra tại một xã, khoanh lại sẽ đỡ thiệt hại ngay”. ĐB Đoàn Nguyễn Thùy Trang (TP.HCM) tỏ ý lo ngại khi dự thảo luật Thú y bỏ quy định kiểm soát dịch tại các chốt giao thông. “Thống kê cho biết 6 tháng đầu năm 2014 các trạm này phát hiện hơn 1.600 vụ, không hiểu sao cơ quan soạn thảo lại bỏ, đây là nơi kiểm soát tốt. Các nước phát triển vẫn duy trì các chốt như vậy”, ĐB Trang nói. * Cùng ngày, các ĐBQH cũng đã thảo luận về dự án luật Bảo vệ môi trường biển và hải đảo. Theo nhiều ĐBQH, do đã có nhiều bộ luật quy định về vấn đề môi trường biển, đảo như luật Bảo vệ môi trường, luật Tài nguyên nước... nên có nhiều sự trùng lắp trong dự thảo luật này. ĐB Trần Văn Minh (Quảng Ninh) kiến nghị dự thảo luật cần quy định một mô hình quản lý thống nhất về môi trường biển, hải đảo vì hiện nay chưa có hoặc có nhưng nằm rải rác ở các quy định dưới luật. Cũng theo ĐB Minh, điều 44 dự thảo luật Bảo vệ môi trường biển và hải đảo chưa nêu đủ cơ sở để phân ra 4 cấp độ ô nhiễm môi trường biển, đảo và cũng chưa rõ tiêu chí cụ thể trong việc phân cấp trách nhiệm xử lý sự cố tràn dầu. Hà Nguyễn - Trường Sơn |
Trường Sơn - Mạnh Quân
>> Sửa đổi, bổ sung bộ luật Hình sự và bộ luật Dân sự là cần thiết
>> Thông qua Bộ luật Dân sự (sửa đổi), Luật Dược và Luật Đường sắt
Bình luận (0)