127 người khỏe mạnh trong độ tuổi từ 18-64 đang ăn chay trường đã tham gia thử nghiệm. Họ được yêu cầu không được dùng thực phẩm chức năng bổ sung (vitamin B6, B12 và acid folic) trong vòng 5 tuần. Một nửa số người dùng kem đánh răng thông thường dù phần vỏ giống như loại kem có vitamin B12, nửa còn lại dùng kem chuẩn. Các nhà nghiên cứu đã so sánh kết quả thử nghiệm mẫu máu trước và sau quá trình dùng kem bao gồm huyết thanh vitamin B12, holotranscobalamin II (dấu hiệu cho biết sự suy giảm vitamin B12 trong cơ thể) và homocysteine (loại amino acid nếu nồng độ cao sẽ liên quan đến bệnh tim mạch).
Qua 5 tuần thử nghiệm, kết quả cho thấy người sử dụng đã tăng 50% vitamin B12 trong huyết thanh trong khi nhóm dùng kem giả dược thì giảm 22%. Với nhóm dùng kem thật thì holotranscobalamin tăng 65% và homocystein giảm 14%.
Theo Gizmag, kem đánh răng bổ sung vitamin B12 này có 100 microgam/gam kem. Ngày đánh răng hai lần sẽ cung cấp cho cơ thể 3,6 microgam vitamin B12 so với nhu cầu thông thường chỉ là 2,4 microgam, phụ nữ có thai là 2,6 microgam và phụ nữ đang cho con bú cần 2,8 microgam. Quá liều không gây hại mà cơ thể sẽ tự đào thải.
Thiếu hụt vitamin B12 sẽ dẫn đến thiếu máu, bệnh tim mạch, rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ… VEBU kết luận dùng kem đánh răng tăng cường vitamin B12 là nhất cử lưỡng tiện, vừa làm vệ sinh răng miệng vừa tránh thiếu vitamin B12.
Tạ Xuân Quan
>> Mẹ bổ sung vitamin D, trẻ phát triển tốt
>> Lượng vitamin D ở thai phụ ảnh hưởng não trẻ
>> Vitamin C, beta-carotene giúp nhớ lâu
>> Người hút thuốc lá cần nhiều vitamin C
>> Vitamin D giúp bệnh nhân lao hồi phục nhanh hơn
>> Vitamin và tuổi trung niên
>> Bổ sung vitamin D
>> Vitamin B6 ngừa viêm mãn tính
>> Can xi, vitamin D và tuổi thọ
>> Coi chừng ngộ độc vitamin A
>> Thiếu vitamin D dẫn đến chứng rối loạn cương dương
>> Mẹ thiếu vitamin D, con dễ có nhiều mỡ
>> Thai phụ hút thuốc nên bổ sung vitamin C
>> Vitamin D thấp khiến bệnh Lupus nặng hơn
>> Vitamin K2 có thể giúp chữa bệnh Parkinson
>> Thiếu vitamin C: Dễ mệt mỏi
>> Giảm huyết áp cao nhờ vitamin D
>> Vitamin C giúp giảm huyết áp
>> Ngừa ung thư nhờ vitamin và khoáng chất
>> Phơi nắng không đủ bù vitamin D
>> Vitamin D có thể giúp hạ huyết áp
Bình luận (0)