Bộ trưởng Bộ TN-MT: Đầu cơ giá đất, doanh nghiệp nhà nước 'tay không bắt giặc'

20/08/2013 17:00 GMT+7

(TNO) Được chất vấn về tình trạng giá đất đền bù quá thấp so với giá thị trường gây bức xúc, khiếu kiện của người dân, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang khẳng định do giá đất bị đầu cơ, thổi giá, nhiều doanh nghiệp nhà nước 'tay không bắt giặc'.

(TNO) Được chất vấn về tình trạng giá đất đền bù quá thấp so với giá thị trường gây bức xúc, khiếu kiện của người dân, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên - Môi trường (TN-MT) Nguyễn Minh Quang khẳng định do giá đất bị đầu cơ, thổi giá, nhiều doanh nghiệp nhà nước "tay không bắt giặc".

>> Giải quyết khiếu kiện đất đai sai phải bồi thường
>> TP.HCM: Khiếu kiện đất đai vẫn “nóng” và phức tạp
>> TP.HCM: Giám sát cán bộ ở nơi có nhiều khiếu kiện đất đai
>> Nên trưng mua đất theo giá thị trường
>> Khung giá đất đô thị chỉ bằng 30 - 60% giá thị trường
>> Thanh tra việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất  

Phiên chất vấn chiều nay (20.8) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đối với Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang tập trung vào hai nội dung chính: Quản lý đất đai và trách nhiệm của Nhà nước trong khai thác khoáng sản gắn với tài nguyên môi trường.

Đại biểu (ĐB) La Ngọc Thoáng (Cao Bằng) phản ánh tình trạng định giá đất đền bù còn nhiều bất cập, giá chỉ bằng 30-60% giá thị trường dẫn tới khiếu kiện, bức xúc trong dân.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang thừa nhận đây là vấn đề nan giải.

“Xin thưa với ĐB, đó là định giá trong điều kiện bình thường, còn vừa rồi giá chạy theo bất động sản. DN tay không bắt giặc, một số doanh nghiệp dựa vào vốn nhà nước, vay mua đất, ghim đất, xây nhà rồi không bán được. Giá này là giá đầu cơ không bình thường”, ông Quang nói.

Cũng theo ông Quang, để khắc phục, luật Đất đai sửa đổi sắp tới sẽ đưa ra quy định để đảm bảo người dân khi bị thu hồi sẽ không thiệt thòi. Ông dự báo, sắp tới giá đất sẽ ổn định, không bốc lên, theo xu hướng đi xuống.

Nhận khuyết điểm cấp phép khoáng sản tràn lan

Trước tình trạng cấp phép khai thác, thăm dò khoáng sản tràn lan khắp các tỉnh thành gây cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường… Bộ trưởng Bộ TN-MT xin nhận một phần khuyết điểm, bởi theo ông trách nhiệm chính do các địa phương.

ĐB Danh Út (Phó chủ tịch Hội đồng dân tộc QH) đề nghị cho biết có bao nhiêu giấy phép được cấp sai, nguyên nhân vì sao, nội dung vi phạm.

Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang cho biết, trong số 957 giấy phép cấp sai từ tháng 7.2011 đến nay có 103 giấy không đúng thẩm quyền, 37 giấy cấp khi chưa có quy hoạch được duyệt, 52 giấy cấp cho DN không có ngành nghề kinh doanh khai thác khoáng sản, 345 giấy cấp nhưng chưa có chứng nhận đầu tư dự án…

Vừa qua, để xử lý Bộ TN-MT đề nghị 9 tỉnh thu hồi cấp giấy phép quy định, 10 tỉnh thu hồi chứng nhận đầu tư… Báo cáo Thủ tướng kết quả xử lý trước 30.11.2013.

Phó chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân đề nghị Bộ trưởng Bộ TN-MT trả lời rõ hơn để xảy ra việc cấp sai thì trách nhiệm của Bộ, ngành, địa phương nào.

Ông Quang đáp: “Chủ yếu các địa phương cấp sai, có địa phương cố tình làm trái, còn các bộ ngành có cấp nhưng ít và không có vi phạm nhưng tôi không tiện nêu tên ở đây”.

Bà Ngân đề nghị Bộ trưởng cung cấp danh sách các địa phương cấp sai để ĐB giám sát, và lưu ý riêng Bộ TN-MT trách nhiệm ở đây là phần quản lý nhà nước nhưng không kịp thời phát hiện, chấn chỉnh và xử lý những sai phạm.

Gay go cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Liên quan đế vấn đề cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tại kỳ họp thứ 5, QH khóa 13, Bộ trưởng Nguyễn Minh Quang hứa đến hết năm 2013 sẽ cấp được khoảng 85% giấy chứng nhận lần đầu cho người sử dụng.

Tuy nhiên, báo cáo trước các ĐB, ông Quang cũng tỏ ra lo lắng: “Nếu cuối năm không đạt rất gay go, người tiền nhiệm của tôi đã hứa một vài lần, tôi thì mới hứa 1 lần. Nhưng phải phấn đấu quyết tâm hoàn thành”.

Theo ông Quang, hiện nay việc chậm cấp giấy chứng nhận sử dụng đất xảy ra chủ yếu ở 18 tỉnh miền núi phía bắc, miền Trung, do diện tích rộng, nghèo, ngân sách không có. Trong khi, các tỉnh này phải bỏ tiền ra để đo đạc lại diện tích, nhưng kể từ trước 2012, các tỉnh vẫn còn nợ 1.000 tỉ đồng khối lượng công việc đo đạc.

Ông Quang lo ngại, nếu Chính phủ không hỗ trợ thì sẽ rất khó để đạt được chỉ tiêu. 

Anh Vũ

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.