Dọa là chính, phạt là phụ

11/10/2013 03:45 GMT+7

Bề ngoài, việc Mỹ ngừng một phần viện trợ quân sự cho Ai Cập là một thay đổi trong chính sách với Cairo. Trong thực chất, việc ấy chủ yếu chỉ nhằm trang trải dư luận nội bộ chứ không ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ hai nước.

Bề ngoài, việc Mỹ ngừng một phần viện trợ quân sự cho Ai Cập là một thay đổi trong chính sách với Cairo. Trong thực chất, việc ấy chủ yếu chỉ nhằm trang trải dư luận nội bộ chứ không ảnh hưởng đáng kể tới quan hệ hai nước.

Từ nhiều năm nay, Mỹ viện trợ quân sự 1,3 tỉ USD và viện trợ kinh tế 250 triệu USD cho Ai Cập mỗi năm. Từ khi ký hòa ước với Israel năm 1979, Ai Cập trở thành đồng minh chiến lược quan trọng của Mỹ ở khu vực. Chính vì vậy, Mỹ vẫn duy trì quan hệ bình thường và tiếp tục viện trợ quân sự sau khi Tổng thống dân cử Mohamed Morsi bị lật đổ.

Mỹ ngày càng khó xử vì giới quân sự và chính thể mới ở Ai Cập nhiều lần bất chấp mọi cảnh báo và can ngăn của Washington. Thực tế đó cho thấy họ không còn nhất nhất nghe lời Mỹ. Mặt khác, Nhà Trắng không thể cứ mãi làm ngơ trước những diễn biến chính trị nội bộ ở Ai Cập, mà dưới góc độ của Mỹ, không thể không coi là vi phạm dân chủ và nhân quyền.

Cho nên mãi đến nay, Mỹ mới ngừng viện trợ quân sự, nhưng không phải để trừng phạt, mà chủ yếu chỉ để dọa và răn đe. Phần viện trợ bị ngừng chỉ là phần để mua sắm thêm, còn những phần quan trọng nhất vẫn được duy trì.

Mỹ không dám đi quá xa vì hiện vẫn chưa có ai có thể thay thế Ai Cập trong khi ảnh hưởng của Washington với Cairo đang bị thách thức nghiêm trọng. Ả Rập Xê Út và một vài vương triều vùng Vịnh nữa sẵn sàng thế chân Mỹ gây dựng ảnh hưởng với Ai Cập. Còn giới quân sự Ai Cập, khi bị đẩy vào đường cùng, sẽ sẵn sàng đi ngược lại lợi ích của Mỹ và Israel.

Thảo Nguyên

>> Mỹ ngừng viện trợ khí tài quân sự cho Ai Cập
>> Mỹ bác tin sắp cắt viện trợ cho Ai Cập
>> Bạo lực leo thang ở Ai Cập
>> Bạo lực bùng phát ở Ai Cập, 50 người chết

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.