Để tìm hiểu vấn đề trên, các chuyên gia của Cao đẳng Hoàng gia London, Đại học Bristol (Anh), Đại học Harvard (Mỹ) và Đại học McGill (Canada) đã tiến hành nghiên cứu trên 13.557 trẻ em 16 tuổi.
Phân nửa các bệnh viện trong cuộc nghiên cứu cung cấp sự hỗ trợ bổ sung cho việc nuôi con bằng sữa mẹ theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Nửa còn lại tiếp tục hoạt động chăm sóc cho các bà mẹ như bình thường.
Họ nhận thấy những trẻ có mẹ được hỗ trợ để cho con bú hoàn toàn trong một thời gian kéo dài từ lúc chào đời có nguy cơ bị chàm bội nhiễm thấp hơn 54% vào lúc 16 tuổi.
tin liên quan
Sữa mẹ có thể trở thành ‘siêu thực phẩm’ mớiĂn đường nhiều có thể gây ra hàng loạt vấn đề về sức khỏe. Do đó, các nhà khoa học đã tìm cách tạo ra loại đường không những không có hại mà còn giúp cải thiện sức khỏe. Loại đường đó được làm từ sữa mẹ.
Cuộc nghiên cứu cũng đã xem xét một mối liên hệ khả dĩ giữa việc nuôi con bằng sữa mẹ và rủi ro hen suyễn nhưng không phát hiện được sự khác biệt đáng kể nào giữa hai nhóm; với 1,5% trẻ trong nhóm can thiệp nuôi con bằng sữa mẹ bị các triệu chứng hen suyễn so với 1,7% trẻ trong nhóm đối chứng.
Theo khuyến nghị của WHO, trẻ em nên được cho bú hoàn toàn từ 4-6 tháng để phòng ngừa dị ứng và các bệnh liên quan.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san JAMA Pediatrics.
tin liên quan
Cho con bú giúp giảm phân nửa nguy cơ đột tử ở em béNghiên cứu mới cho thấy cho con bú ít nhất hai tháng có thể giảm phân nửa rủi ro bị hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), theo hãng tin UPI.
tin liên quan
10 giây mổ cứu em bé bị dây rốn quấn 4 vòng quanh cổBé trai nặng 3 kg chào đời an toàn với ca mổ có tốc độ nhanh kỷ lục, trong... 10 giây. Các bác sĩ cũng không khỏi kinh ngạc khi em bé bị dây rốn quấn 4 vòng quanh cổ, là nguyên nhân gây suy tim thai.
Bình luận (0)