Chưa kể, do không phải là chức năng của các trường phổ thông nên tùy điều kiện, mỗi trường thực hiện khác nhau.
Không có tiêu chuẩn chung
tin liên quan
Thực đơn thịt bò, cà rốt, khoai tây thực tế chỉ có cà rốt, khoai tâyÔng Ngô Văn Hòa, Trưởng phòng GD-ĐT H.Ea H'leo (Đắk Lắk), cho biết đơn vị đã ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, xác minh đơn tố cáo việc Ban Giám hiệu Trường mầm non Hoa Mai (xã Ea Khal, H.Ea H'leo) có hành vi cắt xén khẩu phần ăn của học sinh.
Theo tìm hiểu của PV Thanh Niên, hiện mỗi nơi có quy định khác nhau về chi phí cho bữa ăn bán trú. Trường ở nông thôn thì đóng 10.000 - 20.000 đồng/bữa ăn, trường ở vùng thuận lợi thì đóng 30.000 - 40.000 đồng/bữa, các trường ngoài công lập với mức học phí lên đến hàng chục triệu đồng/tháng thì cho học sinh ăn tự chọn. Điều này khiến các bậc cha mẹ và cả chuyên gia về dinh dưỡng lo ngại bởi dù trẻ ở nông thôn hay thành thị cũng cần một chế độ dinh dưỡng nhất định để đảm bảo phát triển. Trong cùng một cấp học thì trẻ lớp 5 sẽ cần một khẩu phần khác với trẻ lớp 1; trẻ béo phì cũng cần một khẩu phần khác với trẻ thấp còi…
Về lý thuyết, những trường có bếp ăn bán trú đều tuân thủ các yêu cầu quy định về an toàn, vệ sinh thực phẩm, ký hợp đồng với các đơn vị cung ứng thực phẩm có giấy chứng nhận bảo đảm an toàn. Tuy nhiên, nếu chỉ tin vào giấy chứng nhận thì có lẽ chưa đủ. Thực phẩm ôi thiu, có mùi có thể nhìn, ngửi thấy, nhưng để kiểm chứng hàm lượng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, kim loại... có trong rau quả; xác định xuất xứ, chất lượng của thực phẩm lại không đơn giản. Chuyện đơn vị kinh doanh thực phẩm thu mua rau không an toàn rồi đóng gói, dán mác an toàn để tiêu thụ; chuyện nhà trường ký hợp đồng với đơn vị cung ứng đủ điều kiện, nhưng cứ mỗi sáng lại cử nhân viên nhà bếp ra chợ mua rau, củ về nấu cho học trò đã từng xảy ra...
|
Ông Phạm Xuân Tiến, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội, cho hay Sở vừa có văn bản tăng cường chỉ đạo về bữa ăn bán trú học đường, buộc các trường thực hiện nghiêm các quy định về an toàn thực phẩm và dinh dưỡng học đường. Sở cũng chỉ đạo phải tăng cường, phát huy vai trò giám sát thường xuyên và đột xuất của ban đại diện cha mẹ học sinh trong việc phối hợp tổ chức bữa ăn bán trú, giám sát nguồn gốc nguyên liệu thực phẩm của nhà cung cấp, quy trình phân chia và định lượng suất ăn, có minh chứng cụ thể. Theo ông Tiến, năm nay Hà Nội có khoảng 400 trường sử dụng phần mềm xây dựng thực đơn cân bằng dinh dưỡng được thông qua bởi Hội đồng thẩm định của Viện Dinh dưỡng quốc gia (Bộ Y tế). Phần mềm này cung cấp cho nhà trường một ngân hàng gồm 120 thực đơn sẵn có với trên 360 món ăn không lặp lại cho bữa trưa, đã được cân bằng dinh dưỡng theo nhu cầu lứa tuổi.
tin liên quan
Bữa ăn bán trú của học sinh có bị cắt xén?Hàng loạt vụ việc liên quan đến bữa ăn bán trú từ đầu năm học đến
nay đang khiến không ít phụ huynh cùng dư luận xã hội lo lắng và đặt vấn
đề về chất lượng bữa ăn của học sinh trong nhà trường.
Lúc nào cũng canh cánh nỗi lo
Tuy vậy, với hầu hết lãnh đạo các trường, tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh là một nỗi lo lớn. Hiệu trưởng một trường tiểu học ở Q.Đống Đa (Hà Nội) chia sẻ: Việc tổ chức bữa ăn bán trú cho học sinh là việc “cực chẳng đã”. Khác với cấp học mầm non, việc nuôi dưỡng, chăm sóc học sinh không phải là nhiệm vụ chuyên môn của cấp tiểu học, THCS, không được quy định trong điều lệ nhà trường, cũng không có biên chế để tổ chức công việc này. “Điều đó khiến những người không có chuyên môn về việc tổ chức bữa ăn mà phải đứng ra làm việc này nên cảm thấy rất áp lực. Lúc nào cũng canh cánh nỗi lo”, vị hiệu trưởng này nói.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng phòng GD-ĐT Q.Tây Hồ (Hà Nội), cho biết đáng lo hơn là việc các thầy, cô giáo không được học bài bản về dinh dưỡng, đo đếm định lượng, tính toán khẩu phần... khiến công tác tổ chức ăn bán trú thực sự là một thách thức lớn đối với các trường. Do vậy, dù có giám sát của nhà trường nhưng vẫn phụ thuộc chủ yếu vào uy tín của đơn vị cung cấp.
Gia đình chuẩn bị bữa ăn cho học sinh mang đến trường ?
Từ thực trạng về bữa ăn bán trú, theo ông Lê Hồng Vũ, cách làm tốt nhất là không tổ chức bữa ăn bán trú ở những trường không có đủ điều kiện về nhân lực và chuyên môn như hiện nay. Thay vào đó, học sinh ở gần trường có thể về nhà buổi trưa ăn cơm cùng gia đình; học sinh ở xa thì gia đình chuẩn bị bữa ăn cho con mình mang theo bằng các dụng cụ đựng cơm chuyên dụng như các nước phát triển vẫn làm. Như vậy, bữa ăn sẽ phù hợp với nhu cầu và thói quen dinh dưỡng của từng học sinh. Điều này đòi hỏi sự thay đổi nhận thức và thói quen cũng như sự hỗ trợ của các gia đình.
|
Bình luận (0)