Cũng vì vậy mà TP.HCM lập hẳn một ban chuyên trách tương đương một sở, với tên gọi: Ban Quản lý an toàn thực phẩm, thành phố, tập hợp lực lượng gồm: y tế, thú y...
tin liên quan
Hãi hùng chế biến hành phi từ dầu bẩnVụ việc cơ quan chức năng vừa phát hiện các cơ sở sản xuất, chế biến hành, tỏi phi từ dầu ăn đã qua sử dụng và chế biến trong điều kiện rất không đảm bảo ATTP ở H.Củ Chi và H.Hóc Môn (TP.HCM) - Báo Thanh Niên đã phản ánh - một lần nữa khiến người dân hết sức lo lắng cho công tác quản lý ATTP, lo lắng cho bữa ăn hằng ngày.
Nhiều năm trước, Báo Thanh Niên đã từng phản ánh các cơ sở sản xuất hành phi bằng dầu “bẩn”, dầu tái chế ở H.Củ Chi. Lâu nay, nhiều người cứ nghĩ, cơ quan quản lý và chính quyền địa phương đã giám sát, chấn chỉnh tình trạng này. Thế nhưng, mọi việc vẫn còn như cũ - để cơ sở ngang nhiên sản xuất thực phẩm cung cấp cho bữa ăn hằng ngày của người dân thành phố cực kỳ nguy hại cho sức khỏe!
Điều đáng nói, các cơ sở bị phát hiện sản xuất hành, tỏi phi và dầu ăn “bẩn” mới đây, không phải nhỏ, mà rất “hoành tráng”. Cụ thể, cơ sở sản xuất hành, tỏi phi ở Củ Chi rộng hơn 1.000 m2 (tính luôn cả kho); cơ sở sản xuất hành phi ở H.Hóc Môn cũng rộng tầm 700 - 800 m2. Ấy thế mà lực lượng quản lý ATTP từ địa phương đến thành phố và cả chính quyền địa phương không hề hay biết (?!).
Người dân đã lo với thực trạng ngày càng có nhiều người cung cấp ra thị trường những sản phẩm không ATTP, thậm chí chứa toàn hóa chất, phụ gia, phẩm màu độc hại (minh chứng qua nhiều vụ bị phát hiện liên tục thời gian qua); công tác quản lý ATTP để “lọt lưới” những cơ sở sản xuất thực phẩm “bẩn” càng khiến người dân lo lắng thêm và cũng không khỏi khiến nhiều người bày tỏ sự hoài nghi về tính minh bạch trong công tác quản lý. Sau khi xảy ra vụ việc, PV Thanh Niên đến tận chính quyền huyện và xã ở Hóc Môn (nơi có 3 cơ sở sản xuất dầu ăn và 1 cơ sở hành phi “bẩn”) thì cả hai nơi này không nhiệt tình tiếp xúc PV để thông tin vụ việc, hướng xử lý, mà tất cả đều báo “bận họp” (!?).
TP.HCM là nơi tập trung rất đông dân cư sinh sống, sức tiêu thụ thực phẩm hằng ngày, hằng giờ là rất lớn, vì vậy đòi hỏi công tác quản lý ATTP từ cấp phường, xã, quận huyện, đến thành phố phải cực kỳ cương quyết, minh bạch, mới nhằm ngăn chặn thực phẩm “bẩn”, đảm bảo ATTP cho người dân. Nếu cứ để thực trạng sản xuất, kinh doanh thực phẩm không đảm bảo ATTP như thế này trong một thành phố văn minh thì người dân hết sức lo ngại và bức xúc!
Bình luận (0)