Bún nước lèo, chợ nổi... thành ý tưởng thiết kế trang phục dân tộc 'Miss Grand Vietnam'

04/09/2022 07:59 GMT+7

Nhiều bản vẽ độc đáo lấy ý tưởng từ món bún nước lèo, chợ nổi, chẻ tre... tại cuộc thi thiết kế trang phục dân tộc trong khuôn khổ Miss Grand Vietnam 2022 (Hoa hậu Hòa bình Việt Nam) đang thu hút sự quan tâm của khán giả.

Song song với việc tìm kiếm các ứng cử viên sáng giá cho ngôi vị Miss Grand Vietnam 2022 - Hoa hậu Hòa bình Việt Nam, ban tổ chức còn tạo một sân chơi dành riêng cho các tài năng trẻ qua vòng thi thiết kế trang phục văn hoá dân tộc. Những hé lộ về các mẫu thiết kế trên trang chủ cuộc thi đã thu hút sự quan tâm từ phía khán giả.

6 nhà thiết kế đảm nhận vai trò mentor cùng ban bình luận là đạo diễn Hoàng Nhật Nam, Á hậu Kiều Loan, Ngọc Thảo và Phương Anh

btc

Dàn mentor bao gồm 6 nhà thiết kế nổi tiếng trong giới thời trang tại Việt Nam như: Brian Võ, Vũ Việt Hà, Văn Thành Công, Tín Thái, Nguyễn Minh Công và Nguyễn Minh Tuấn. Với những kinh nghiệm của mình, họ sẽ giúp các thí sinh thực hiện mẫu thiết kế được hoàn thiện và chỉnh chu nhất. Từ đó tìm ra bộ trang phục chiến thắng được cùng tân hoa hậu mang đi dự thi quốc tế. Bên cạnh đó còn có sự xuất hiện của ban bình luận là đạo diễn Hoàng Nhật Nam, Á hậu Kiều Loan, Á hậu Ngọc Thảo và host Á hậu Phương Anh.

Trong tập đầu tiên lên sóng, rất nhiều mẫu thiết kế vô cùng ấn tượng được giới thiệu khiến cả dàn mentor và ban bình luận không khỏi rời mắt. Ngoài ra, còn có những mẫu thiết kế kết hợp chất liệu truyền thống cùng yếu tố hiện đại giúp các bài dự thi trở nên đa dạng sắc màu hơn. Cũng chính vì vậy, các mentor đã có nhiều cuộc tranh cãi để nói lên quan điểm, nhận xét bài dự thi của thí sinh.

Thiết kế Cá chép hóa rồng của tác giả Nguyễn Ngọc Thủy Tiên gây ra mâu thuẫn giữa hai nhà thiết kế Tín Thái và Nguyễn Minh Tuấn về việc chất liệu, trọng lượng của mẫu thiết kế. Sau cùng, thí sinh chọn về đội Nguyễn Minh Tuấn

btc

Thiết kế Chẻ treRừng vàng biển bạc của thí sinh Nguyễn Duy Hậu khiến cả dàn ban giám khảo và ban bình luận lo lắng về những rủi ro khi đem thiết kế có đèn để đến với cuộc thi. Tuy nhiên, nhờ ý nghĩa của bộ trang phục, thí sinh đã được 3 mentor chọn và quyết định về đội của Tín Thái

btc

2 mẫu thiết kế Lửa và nước của Đặng Thị Cẩm Mơ bị nhận xét thiếu hình ảnh văn hóa dân tộc Việt Nam. Các giám khảo cho rằng những thiết kế này rất khó để trở thành trang phục dân tộc dự thi thế giới

Btc

Sản phẩm Cô em Dao đỏ của Phạm Minh Hiếu lấy cảm hứng từ trang phục cưới của người Dao đỏ dựa trên nền tảng áo dài truyền thống của Việt Nam. Tuy nhiên khi vừa trình làng bản vẽ, thiết kế gây tranh cãi vì lấy họa tiết của dân tộc H'Mông

btc

Bản vẽ Chu sếu tước của Trần Hoàng Long được ấp ủ và phác họa về loài chim sếu đầu đỏ. Tác phẩm mang hơi hướng hiện đại, quyến rũ với tone màu trắng xám và điểm nhấn chính là chiếc đầu đỏ thương hiệu của loài chim này. Tuy nhiên, việc đặt tên tác phẩm có phần nhập nhằng khiến cư dân mạng không hài lòng

btc

Hình ảnh rừng ngập mặn trở thành ý tưởng thiết kế trang phục mang tên Lâm mộc vệ thần của thí sinh Nguyễn Khánh Duy Lâm. Theo tác giả, bộ trang phục còn mang thông điệp bảo vệ môi trường, bảo vệ rừng

btc

Tác phẩm Đoạn trường vinh hoa của Lương Vĩ Bằng được cộng đồng mạng đánh giá cao khi tôn vinh cuộc sống của những nghệ sĩ cải lương tuồng cổ

btc

Thiết kế mang tên Hoàng sương quyền của Lê Hoàng Nam được lấy cảm hứng từ loài chim Phượng Hoàng và sự kết hợp của nghề đan mây tre ở Việt Nam

btc

Nguyễn Hữu Phước mang đến cuộc thi thiết kế trang phục văn hóa dân tộc cho Miss Grand Vietnam 2022 bộ trang phục mang tên Châm kim chỉ phến

btc

Hình trình tạo nên tấm lụa Lãnh Mỹ A được lồng ghép khéo léo trong tác phẩm Lãnh Mỹ A của Dăn Đeo

btc

Tác phẩm của Kim Sô Vane Na lấy cảm hứng từ bún nước lèo, một món ăn gần gũi với người dân miền Tây. Thí sinh cho rằng thiết kế là sự kết tinh giữa hiện đại và truyền thống. Hiện đại ở những đường cắt xẻ và form dáng mềm mại, kế thừa những giá trị truyền thống từ những hình ảnh gần gũi nhất như tô cổ ngày xưa hay những chiếc nón lá mẹ đội đi chợ

btc

Bản vẽ Chợ nổi của Nguyễn Song Huy lấy ý tưởng từ chợ nổi Cái Răng - Cần Thơ, một nét văn hóa sinh hoạt vô cùng độc đáo và đặc sắc trên miền trời sông nước. Thiết kế được mô phỏng bao phủ vô vàn những chiếc ghe, thuyền chở nhiều loại trái cây như thanh long, xoài, dứa, dưa hấu, mãng cầu...

btc

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.