Bước chuyển bất ngờ

09/03/2022 10:30 GMT+7

Việc Mỹ tiếp xúc với chính phủ Venezuela của Tổng thống Nicolas Maduro là diễn biến bất ngờ mới tiếp theo việc Washington đưa nhân viên ngoại giao trở lại Cuba.

Năm 2018, Mỹ không công nhận thắng cử của ông Manduro trong cuộc bầu cử tổng thống ở Venezuela. Năm 2019, Mỹ cắt đứt quan hệ ngoại giao với Venezuela, ủng hộ phe đối lập và tập hợp lực lượng ở châu Mỹ cũng như châu Âu tìm cách lật đổ chính quyền của ông Manduro.

Bước chuyển bất ngờ trên của Mỹ xem ra là kết quả của nhận thức trước hết từ việc lật đổ quyền lực của ông Maduro và đưa phe đối lập lên cầm quyền ở Venezuela đã trở nên ngày càng không khả thi. Trong năm cầm quyền đầu tiên, chính quyền mới ở Mỹ tuy chưa ưu tiên chính sách thúc đẩy quan hệ với các nước ở khu vực Trung và Nam Mỹ, nhưng có vẻ như không đối địch những nước trong khu vực theo đuổi chính sách thiên tả như trước.

Nguyên do quan trọng khác nữa là chiến sự hiện tại ở Ukraine. Venezuela ủng hộ Nga trong khi Mỹ rất găng với Nga. Mỹ vốn cũng nhập khẩu dầu thô của Nga trong khi đã ngừng nhập khẩu dầu của Venezuela để gây khó cho ông Maduro. Venezuela lại còn là thành viên của Tổ chức các nước xuất khẩu dầu (OPEC).

Venuezela là thành viên của OPEC

REUTERS

Thời gian qua, Mỹ đã thuyết phục và hối thúc OPEC tăng sản lượng khai thác nhưng không thành công. Nếu muốn cấm vận Nga xuất khẩu dầu và khí đốt, Mỹ phải tìm nguồn cung ứng thay thế, mà Venezuela có thể là một trong những sự lựa chọn, cùng với việc thuyết phục thành công OPEC gia tăng khối lượng dầu lửa khai thác và xuất khẩu hằng ngày để tăng cung ứng, giảm giá dầu trên thị trường, đồng thời vận động OPEC ngừng hợp tác với Nga. Qua đó, Mỹ đồng thời nhằm phân rẽ Venezuela với Nga.

Tổng thống Biden cấm nhập khẩu dầu khí Nga, cảnh báo giá xăng tăng
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.