Bước tiến mới về dỡ bỏ bản quyền vắc xin Covid-19

16/03/2022 10:16 GMT+7

Mỹ, Liên minh châu Âu (EU), Ấn Độ và Nam Phi đã đạt nhất trí về những điểm chính cụ thể trong nỗ lực từ bỏ quyền sở hữu trí tuệ được chờ đợi lâu nay liên quan đến sản xuất vắc xin Covid-19 .

Các loại vắc xin Covid-19

afp

Hôm 16.3, Reuters dẫn các nguồn thạo tin tiết lộ Mỹ, EU, Ấn Độ và Nam Phi, tức 4 thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WHO), đã đạt được thỏa hiệp trong quá trình thương thuyết về vấn đề bản quyền vắc xin Covid-19.

Thỏa thuận này cần được sự phê chuẩn chính thức của các bên trước khi chính thức được công nhận. Cụ thể, bất kỳ thỏa thuận nào phải được 164 thành viên của WTO thông qua nếu muốn có hiệu lực.

Một số điều khoản vẫn chưa được chốt, bao gồm thời gian từ bỏ bản quyền là 3 năm hoặc 5 năm. Thỏa thuận chỉ được áp dụng cho các vắc xin Covid-19, tức phạm vi hẹp hơn đề xuất được Mỹ ủng hộ.

Tài liệu được 4 thành viên WTO thông qua cho phép sử dụng “đối tượng được cấp bằng sáng chế cho việc sản xuất và cung cấp vắc Covid-19 mà không cần có sự đồng ý của bên giữ bản quyền, để phục vụ cho mục tiêu đối phó dịch Covid-19”.

Cũng theo tài liệu, quyền sở hữu trí tuệ cũng được miễn trừ đối với những thành phần và quy trình cần thiết để sản xuất vắc xin Covid-19. Điều khoản này vô cùng cần thiết cho những quốc gia thiếu chuyên môn, đặc biệt đối với các vắc xin bằng công nghệ mớimRNA.

Thỏa thuận đạt được giữa Mỹ, EU, Ấn Độ và Nam Phi vẫn có một số giới hạn, bao gồm việc miễn trừ bản quyền chỉ dành cho những thành viên WTO xuất khẩu dưới 10% trên tổng số liều vắc xin Covid-19 xuất khẩu trên toàn cầu trong năm 2021.

Đồng thời, thỏa thuận không bao gồm bản quyền các liệu pháp điều trị hoặc xét nghiệm Covid-19. Và Trung Quốc không được phép hưởng quyền miễn trừ cho bất kỳ giấy phép vắc xin nào, theo nguồn thạo tin.

Trước đó, Moderna cam kết miễn trừ quyền bảo hộ sáng chế vắc xin Covid-19 trong thời gian bệnh này còn được coi là đại dịch. Điều này tạo điều kiện cho việc hỗ trợ công nghệ chế tạo vắc xin cho các nước thu nhập trung bình và thấp. Công ty thông báo sẽ kéo dài quyền miễn trừ này vô thời hạn đối với 92 nước thu nhập trung bình và thấp.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.