Khi đó, ông Vladimir Putin mãn nhiệm tổng thống thì làm thủ tướng, còn ông Dmitry Medvedev sau nhiệm kỳ thủ tướng thì thành tổng thống, để rồi sau 4 năm lại hoán đổi như cũ.
Ở Nga, ông Putin sau hai nhiệm kỳ cầm quyền liên tục không được hiến pháp lúc đó cho phép ứng cử tổng thống lần thứ ba. Ở Philippines, hiến pháp hiện hành cũng chỉ cho phép tổng thống lãnh đạo một nhiệm kỳ. Ông Duterte bây giờ không muốn xa rời quyền lực, cũng tính lùi về sau rèm nhưng nhiếp chính, để sau một nhiệm kỳ lại ra ứng cử tổng thống lần nữa.
Điểm chung của hai nhà lãnh đạo này là đều muốn tiếp tục di sản chính trị của mình với cách thức lùi về tuyến sau nhưng vẫn phủ bóng chính trường. Ông Duterte có nguyên do còn xác đáng hơn khi vận dụng chiêu thức này do đặc thù ở Philippines hiện nay.
Thứ nhất, phe ủng hộ ông Duterte không có ưu thế áp đảo các phe cánh chính trị khác như ông Putin ở Nga, vì thế nếu muốn cải thiện cơ may thắng cử trong cuộc bầu cử tổng thống tới thì phe của ông Duterte phải dựa cậy nhiều vào sự can dự trực tiếp của ông.
Thứ hai, ở Philippines đã hình thành một thông lệ không chính thức là chính quyền tổng thống mới thường phê phán người tiền nhiệm, thậm chí dùng tới pháp luật. Mưu sự này của ông Duterte làm cho cuộc bầu cử tổng thống thêm gay cấn, nhưng thành sự được hay không thì hiện không ai dám chắc. t
Bình luận (0)