Cá chạch: “nhân sâm nước”

13/03/2006 22:01 GMT+7

Cá chạch là loại cá da trơn chuyên sống ở tầng nước đáy. Cá chạch thịt dai, dòn và thơm ngọt dùng nấu chua rất ngon, kho khô hay kẹp gắp nướng trên lửa than ăn rất tuyệt.

Trong dân gian cá chạch còn có nhiều tên gọi như thu ngư, nê thu... Tên khoa học của nó là Misgumus naguilli-caudatus.  Các sách thuốc xưa như Bản thảo cương mục, Y học nhập môn, Tùy tức cư ẩm thực phổ, Trần nam bản thảo đều giải thích khá cặn kẽ về công dụng của cá chạch trên cả hai phương diện thực phẩm và dược phẩm.

Theo các nhà phân tích thì trong 100g thịt cá chạch chứa 83g nước - 9,6g protid - 3,7g lipid- 2,5g glucid và 1,2g chất khoáng. Thịt cá chạch có lượng mỡ khá thấp nhưng lượng đạm lại rất phong phú. Đồng thời trong 100g thịt cá chạch người ta phân tích thấy một lượng lớn vitamin, vitamin B1 (30 mg), B2 440 mg, Vit A (90 đơn vị quốc tế), acid niconitic (4g) ngoài ra còn có các nguyên tố vi lượng như Ca, P, Fe...

Sách Thánh tễ tống lục dùng cá chạch với là sen khô tán bột trộn chung để chữa bệnh đái tháo đường. Ngoài ra còn rất nhiều bài thuốc mà cá chạch là dược liệu chính để chữa các bệnh viêm gan, vàng da, suy thận, suy nhược thiếu máu, chữa trĩ sa, xuất huyết...

Khi hiểu rõ giá trị dinh dưỡng và công dụng chữa bệnh của cá chạch người ta ví loại thủy sản này là "nhân sâm nước".

Thanh Hương (st)

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.