Các giảng viên và học sinh của ngành y học cổ truyền một trường trung cấp không còn xa lạ với hình ảnh 3 mẹ con giống như 3 chị em gái rất xinh đẹp, dễ thương học chung một lớp.
Đó là chị Nguyễn Thị Son (39 tuổi), nhà ở xã Tân Hòa, H.Tân Châu, Tây Ninh. Trước đây, nhà chị Son rất nghèo khổ. Sau đó, nhờ buôn bán hàng tạp hóa nên khá giả hơn. Trong thời gian này, chị Son hay tham gia các chương trình từ thiện. Nhận thấy có rất nhiều người nghèo bị bệnh mà không có tiền mua thuốc hoặc tới bệnh viện khám, chữa trị, chị Son ấp ủ ý định sẽ đi học nghề y để về chữa bệnh giúp bà con có hoàn cảnh khó khăn. Lúc đầu chị định đi học một mình, nhưng sau khi chia sẻ với chồng (làm về thuốc nam), chị nhận được sự ủng hộ lớn. Không những thế, 2 con gái còn đồng ý sẽ cùng đi học với mẹ để sau này hỗ trợ mẹ.
tin liên quan
Cô gái Việt khiếm thị trở thành sinh viên xuất sắc ở MỹMột cô gái không thể nhìn thấy gì bằng đôi mắt, nhưng lại nhìn thấy được mục tiêu của cuộc đời đã vượt qua nhiều khó khăn để trở thành sinh viên nổi bật ở trường đại học Mỹ.
Tuần nào cũng vậy, cứ đến chiều thứ sáu, mẹ con chị Son lại chuẩn bị ba lô, cặp sách từ Tây Ninh xuống Củ Chi (TP.HCM). Không chỉ đi học, chị Son còn đăng ký nấu cơm từ thiện tại trường. Xuống tới trường, chị vội vàng đi chợ mua nguyên liệu. Buổi sáng thứ bảy và chủ nhật, chị và 2 con gái thức dậy từ 4 giờ để cùng nấu với mọi người, đến 7 giờ thì vội vàng đến lớp. Buổi trưa, 3 mẹ con lại tất tả xuống bếp chuẩn bị đồ ăn cho các học viên.
Vừa buôn bán vừa đi học, thời gian ở trường lại không chỉ học mà còn chuẩn bị các bữa ăn từ thiện nên chị Son khá vất vả. “Mình chưa phải giàu có nhưng cũng đủ ăn, đủ mặc. Tôi chỉ nghĩ là mình sẽ dành nửa đời còn lại để làm một việc gì đó có ích cho đời. Học xong có được tấm bằng, tôi sẽ xin mở phòng khám từ thiện tại nhà. Bà con nghèo có nhu cầu khám bệnh cứ đến, tôi sẽ miễn phí thuốc nam, còn thuốc bắc thì tôi cũng chỉ lấy đủ vốn chứ không tính lãi. Việc xoa bóp, ấn huyệt… sẽ hoàn toàn miễn phí”, chị Son chia sẻ.
tin liên quan
Học sinh sáng chế thiết bị chống ngủ gật cho tài xế ô tôGần một năm ròng rã, cậu học trò Nguyễn Ngọc Đức (Thanh Hóa) đã nghiên cứu thành công thiết bị chống ngủ gật cho tài xế ô tô, với ước mong hạn chế tai nạn giao thông xảy ra do tài xế ngủ gật.
tin liên quan
Tiến sĩ trẻ Việt Nam được vinh danh ở ÚcVới đề tài nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự phát triển và mô hình của dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào VN, Lê Thanh Hòa đã hoàn thành trước hạn chương trình tiến sĩ luật tại ĐH RMIT (Úc) và được trao giải thưởng nghiên cứu sinh tiến sĩ xuất sắc năm 2016 (ảnh).
Bình luận (0)