Trong số đó có 30 ca nhiễm bệnh với 11 trường hợp tử vong xảy ra ở Thượng Hải. Những ca bệnh khác được báo cáo tại tỉnh Giang Tô, Chiết Giang và Bắc Kinh.
Theo giới chức y tế Trung Quốc thì cho đến nay chưa có dấu hiệu cho thấy bệnh có thể lây lan từ người sang người.
Tuy nhiên, theo một báo cáo của nhóm chuyên gia Trung Quốc thực hiện đăng trên tờ New England Journal of Medicine thì vi rút cúm A/H7N9 có độc lực mạnh, gây nhiễm trùng nghiêm trọng đường hô hấp, gây nhiễm trùng máu và làm tổn thương não.
Chủng vi rút cúm gia cầm mới này dường như có khả năng kháng vắc xin phòng bệnh và các thuốc điều trị.
Các chuyên gia này cũng đưa ra lo ngại rằng vi rút mới có thể tạo nên một đại dịch gây thiệt hại nặng.
Theo Tân Hoa xã, hiện Trung Quốc đang thực hiện nhiều biện pháp ngăn chặn sự lây lan dịch bệnh khi ban hành các quy định về việc cấm buôn bán gia cầm sống trong các vùng bị ảnh hưởng, thắt chặt việc giết mổ và tiêu hủy gia cầm, cũng như tăng cường công khai thông tin bệnh.
Tiến Dũng
>> Chuyên gia quốc tế đến Trung Quốc hỗ trợ nghiên cứu H7N9
>> Giám sát vi rút H7N9 trên gia cầm nhập lậu
>> Thêm ca mắc cúm H7N9 ở Bắc Kinh
>> Phân tuyến điều trị bệnh nhân cúm A/H7N9
>> Khẩn cấp phòng chống cúm A/H7N9
>> Tăng cường đề phòng lây lan cúm A/H7N9 qua cửa khẩu
>> Cúm gia cầm H7N9 lan đến Bắc Kinh
>> Đà Nẵng tập huấn phòng chống cúm H7N9
>> Số người chết vì H7N9 tại Trung Quốc tăng lên 10 người
Bình luận (0)