(TNO) Nghiên cứu mới cho thấy cá voi cũng bị rám nắng như người, và dẫn đến tổn thương ADN trên các vùng da tiếp xúc nhiều với ánh nắng mặt trời.
Không những một số loài cá voi có da sẫm đi dưới nắng gắt, chúng còn đối mặt với tình trạng tích tụ tế bào bị tổn hại trên da khi già đi, tức tế bào chết.
Trong vòng 3 năm, một nhóm các nhà sinh học biển thuộc Đại học Trent (Canada), và các đại học La Paz và Queretaro (Mexico), đã lấy mẫu da trên lưng của 3 loài cá voi trong lúc di trú, diễn ra từ tháng 2 đến tháng 4 dọc theo bờ biển tây bắc của Mexico.
Cá voi xanh có sắc tố da màu rất nhạt. Trong quá trình di trú, các chuyên gia phát hiện những mảng da đổi màu trên lưng chúng, cũng như tình trạng tổn hại ti thể AND do cháy nắng.
Còn cá nhà táng có da sậm hơn cá voi xanh, do chúng thường trải qua nhiều thời gian trên mặt biển.
Ngược lại, cá voi có da sậm nhất được trang bị khả năng chống nắng cao, nên ít xuất hiện các mảng cháy nắng trên da, theo báo cáo trên chuyên san Nature.
Phi Yến
>> Rô bốt theo dõi cá voi hiếm
>> Phát hiện loài cá voi hiếm có
>> Bộ xương cá voi lớn nhất Việt Nam
>> Phát hiện nghĩa địa cá voi 2 triệu năm tuổi
>> Cá voi mắc cạn hàng loạt tại New Zealand
>> Cá voi sát thủ cũng đi “spa”
>> Tìm thấy hóa thạch cá voi lớn nhất thế giới
Bình luận (0)