Các học giả thảo luận về 'đường hướng của Trung Quốc'

18/09/2014 02:15 GMT+7

Việc đưa hàng nghìn công nhân vào các dự án ở VN của Trung Quốc (TQ) cũng là một thách thức cho VN.

Việc đưa hàng nghìn công nhân vào các dự án ở VN của Trung Quốc (TQ) cũng là một thách thức cho VN.

 Các học giả thảo luận về 'đường hướng của Trung Quốc'
Lao động TQ làm việc trên công trường Formosa, khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh) - Ảnh: Nguyên Dũng

Đây là quan điểm của GS Christopher Hughes, Trưởng ban Quan hệ quốc tế Trường Kinh tế và Khoa học chính trị London tại Hội thảo “Các đường hướng của TQ trong quan hệ với ASEAN và VN” do Phái đoàn Liên minh Châu u tại VN tổ chức hôm qua (17.9) tại Hà Nội.

Theo GS Hughes, trên bình diện toàn cầu ngày càng có nhiều quốc gia bày tỏ lo ngại trước sự trỗi dậy của TQ. GS Hughes nhận định, mặc dù TQ luôn tuyên bố “trỗi dậy hòa bình” nhưng những hành động trái ngược ngày càng quyết đoán của TQ ở biển Hoa Đông và biển Đông đã buộc hàng loạt quốc gia, trong đó có những nước lớn phải thực hiện chiến lược cân bằng với sự trỗi dậy đó. Việc Mỹ tuyên bố xoay trục tới châu Á - Thái Bình Dương hay Nhật Bản điều chỉnh chính sách quốc phòng là những ví dụ cho vấn đề này.

Theo GS Hughes, chiến lược thường thấy của TQ là sử dụng kinh tế như một công cụ trong việc tác động đến các quốc gia khác. TQ sẽ tìm cách buộc các quốc gia khác phụ thuộc họ về kinh tế và từ đó sẽ phụ thuộc các vấn đề khác. Đặc biệt với các quốc gia có tranh chấp lãnh thổ với TQ, công cụ này sẽ được sử dụng triệt để.

GS Hughes cho rằng tình trạng nhập siêu hàng chục tỉ USD mỗi năm từ TQ là dấu hiệu cho thấy sự phụ thuộc về kinh tế của VN đối với TQ. Đây sẽ là vấn đề cho VN khi giải quyết vấn đề chủ quyền với TQ. Theo ông Hughes, VN cần thấy rằng về mặt kinh tế, TQ là nhân tố quan trọng nhưng không phải duy nhất. Hàng hóa của VN xuất khẩu sang Mỹ, EU, Nhật Bản rất lớn, đó là những thị trường quan trọng cho VN. Nguồn vốn FDI cho VN cũng chủ yếu đến từ các quốc gia khác chứ không phải TQ. Cần thấy rằng không có TQ, VN vẫn có thể phát triển, GS Hughes nói.

Trong tham luận đánh giá về những tham vọng của TQ, PGS-TS thiếu tướng Lê Văn Cương, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học chiến lược (Bộ Công an) nhận định từ nay đến khi TQ đuổi kịp Mỹ về GDP (dự báo năm 2035), TQ sẽ tránh đối đầu quân sự lớn với Mỹ. Thay vào đó TQ sẽ tìm mọi cách giành ảnh hưởng của Mỹ từ châu Phi sang Mỹ La tinh, Trung Đông... Tuy nhiên giai đoạn này nhiều khả năng TQ cũng sẽ gây ra các xung đột quân sự ở quy mô nhỏ ở biển Hoa Đông, biển Đông. Điều nguy hiểm nhất là sau khi đủ khả năng đẩy Mỹ khỏi vị trí siêu cường số 1, nhiều khả năng TQ sẵn sàng sử dụng sức mạnh quân sự để thay đổi trật tự thế giới. Tuy nhiên tướng Cương nhận định TQ hiện cũng phải đối diện với nhiều thách thức như chính trị bị chia rẽ, kinh tế hiệu quả thấp, nợ công lớn, môi trường bị hủy hoại, không có bạn bè đồng minh.

Trường Sơn

>> VN kiên quyết bảo vệ chủ quyền trên biển Đông
>> Trung Quốc tập trận gây lo ngại trên biển Đông
>> Mỹ theo dõi sát tình hình biển Đông

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.