Các mẹ Việt kể chuyện nhầm con, lạc con ly kỳ ngày xưa

12/03/2016 07:21 GMT+7

Sau câu chuyện bị trao nhầm con 42 năm và chứng kiến quy trình đỡ đẻ để không trao nhầm em bé của một bệnh viện phụ sản, các mẹ đã không khỏi xúc động, nhớ lại chuyện đi sinh của mình, mỗi nơi, mỗi thời mỗi khác.

Sau câu chuyện bị trao nhầm con 42 năm và chứng kiến quy trình đỡ đẻ để không trao nhầm em bé của một bệnh viện phụ sản, các mẹ đã không khỏi xúc động, nhớ lại chuyện đi sinh của mình, mỗi nơi, mỗi thời mỗi khác.

Mẹ và bé luôn ở cạnh nhau và được đeo vòng với thông tin giống nhau sau khi sinh - Ảnh: Viên AnMẹ và bé luôn ở cạnh nhau và được đeo vòng với thông tin giống nhau sau khi sinh - Ảnh: Viên An
Dễ lạc bé nhất khi tắm
Facebook Tran Thi Bach Yen chia sẻ: Hồi năm 1988, bé vừa lọt lòng mẹ, nữ hộ sinh viết tên mẹ vào ngay đùi bé. Chân cũng đeo vòng không thấm nước như mẹ. Hàng tuần sau, cái mực trên đùi bé cũng không mờ. Cô nào phụ trách đỡ bé thì chịu trách nhiệm về bé và mẹ. Khó nhầm, nếu không cố ý đổi gái ra trai thôi.
Trong khi đó, cũng sinh con cách đây hơn 20 năm, chị Nguyễn Mai Hương (ngụ Hải Phòng) lại phải cố nhớ mặt bé và “tranh nhau tìm con”.
Chị viết: Tôi sinh con từ năm 1989. Thời này, ở chỗ tôi sinh, bác sĩ cũng cho xem mặt nhưng rất nhanh. Trong lúc người mẹ vừa vượt cạn rất đau đớn nên nhìn mặt con không rõ. Họ đánh dấu số vào chân của trẻ và tay của sản phụ bằng mực. Sau đó, lúc tắm cho bé, họ đẩy xe cho tất cả các bé trong một phòng rồi mang đi tắm. Tắm xong mang trả về từng phòng. Các mẹ tranh nhau tìm con. Hồi đó cũng rất sợ nhầm con nên mình cứ phải cố gắng nhớ (thời đó làm gì có điện thoại mà chụp hình cháu), còn vết mực ở chân bé ngày càng mờ đi.
Theo các mẹ, chuyện nhầm con rất dễ xảy ra khi các bé được đi tắm. Chị Vũ Ngọc Uyên nhớ lại kỷ niệm “nhớ đời” chuyện lộn con khi sinh bé thứ hai.

Một ngày sau khi sinh, khi đi tắm các cô tháo mã số của con đeo nhầm sang bé khác. Quần áo, tả lót cũng nhầm luôn. Khi các cô trả bé về giường, mình bảo không phải con mình. May mà nhà kia nhầm con mình nằm ngay phòng kế bên. Lúc đó, họ cũng đang nháo nhác tìm con

Chị Vũ Ngọc Uyên

“Một ngày sau khi sinh, khi đi tắm các cô tháo mã số của con đeo nhầm sang bé khác. Quần áo, tả lót cũng nhầm luôn. Khi các cô trả bé về giường, mình bảo không phải con mình. May mà nhà kia nhầm con mình nằm ngay phòng kế bên. Lúc đó, họ cũng đang nháo nhác tìm con”, chị Uyên kể.
“Đúng thật, trẻ con mới sinh ra một ngày thì nhìn giống nhau lắm. Chỉ có đôi mắt là không giống thôi”, chị Uyên nói.
Mẹ đâu con đó sẽ khó nhầm con
Trong khi đó, chị Lê Đoàn Phương Trinh cho biết khi chị sinh ở Bệnh viện Hùng Vương, sau khi cho con da kề da với mẹ xong thì em bé được bế đi cân, rồi mặc quần áo. Còn mẹ thì về phòng hậu sản. Sau một lúc, em bé mới được bế đến giao cho mẹ.
Cũng tại đây, chị Lê Thúy Kiều thì lại được: Em bé vừa bế đi cân là thông báo cân nặng cho mẹ liền. Sau đó dùng mực viết tên mẹ và mã số lên bắp chân bé. “Cho dù có rớt lắc chân thì mực cũng đã in sâu rửa không ra. Một lát sau là người ta trả bé ngay. Em bé chỉ nằm tại phòng sanh chứ không hề đi ra ngoài phòng sanh”, chị Kiều kể.
Các em bé được chăm sóc tại khoa sơ sinh với vòng đeo thông tin của mẹ - Ảnh: Viên An
Vừa sinh con ở Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM), chị Hang Thuy Vo chia sẻ: Vừa sinh xong là bác sĩ cho xem em bé, chỉ đặc điểm nhận dạng, giới tính, xong rồi cân em bé báo cho mình biết. Đi tắm em bé là người nhà ẵm đi.
“Không thể nhầm được. Mà tình mẫu tử thiêng liêng, sẽ nhận ra ngay con mình dù cho có rất nhiều bé”, chị Hang Thuy Vo khẳng định.
Chị Lê Hồng Phúc cho biết, mình sinh hồi năm 2011. Khi đó, sinh xong thì điều dưỡng có đưa cho xem mặt bé và giới tính. Tuy nhiên, “thú thật là tôi quá mệt, hoa mắt không thể nhìn thấy gì mặc dù tôi chuyển dạ và sinh nhanh, không đau lắm và tôi cũng không la hét gì cả”, chị Phúc kể.
Sau đó, em bé được ẵm đi cân, đo rồi lau chùi. Còn mẹ thì nằm trên băng ca, ngoài hành lang một mình, cũng không biết con đâu. Hơn 4 giờ sau người nhà mới được vô gặp mẹ, sau đó gặp bé.
Còn hiện nay, nhiều mẹ sinh tại Bệnh viện Từ Dũ thời gian gần đây (năm 2015, 2016), cho biết, sau khi sinh em bé vè mẹ được da kề da. Sau đó, em bé được mặc quần áo tại chỗ bên cạnh mẹ và cả hai mẹ con cùng được nằm trên giường đẩy ra phòng hậu sản.
“Mình sinh ở Bệnh viện Từ Dũ. Sinh xong là da kề da luôn. Sau đó thì về phòng, mẹ con không rời nhau một phút nào. Hôm sau cũng tắm tại phòng. Đã vậy đùi bé còn viết tên mẹ bằng bút lông to chà bá. Chắc chắn không bao giờ bị lạc”, facebook Meo Con kể.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.