Các ngân hàng trung ương đưa dự trữ vàng về nước sau lệnh cấm vận Nga

10/07/2023 09:27 GMT+7

Các ngân hàng trung ương tại nhiều nước đánh giá vàng vẫn là kênh đầu tư an toàn nhưng đang đưa lượng dự trữ vàng ở nước ngoài về, sau khi Nga bị phương Tây đóng băng tài sản.

Khảo sát của hãng quản lý đầu tư Invesco (Mỹ) công bố ngày 10.7 cho thấy ngày càng nhiều nước lấy dự trữ vàng về nước để cất giữ cho an toàn, tránh những cơ tương tự việc phương Tây đóng băng dự trữ vàng và ngoại hối của Nga.

Các ngân hàng trung ương đưa dự trữ vàng về nước sau lệnh cấm vận Nga - Ảnh 1.

Các thỏi vàng tại nhà máy kim loại quý ở Krasnoyarsk, Nga

REUTERS

Theo Reuters, khảo sát được thực hiện với 85 quỹ đầu tư quốc gia và 57 ngân hàng trung ương. Phần lớn ngân hàng trung ương lo ngại về tiền lệ nói trên và 68% đơn vị tham gia khảo sát cho biết đang giữ dự trữ vàng trong nước, trong khi tỷ lệ của năm 2020 là 50%.

"Chúng tôi đã để vàng ở London nhưng giờ chúng tôi đã chuyển về nước để cất như một tài sản an toàn và đảm bảo nó được an toàn", đại diện ngân hàng trung ương một nước không nêu tên nói.

Các ngân hàng trung ương đưa dự trữ vàng về nước sau lệnh cấm vận Nga

Ông Rod Ringrow, người giám sát báo cáo của Invesco, cho biết đây là quan điểm chung của nhiều bên và được duy trì khoảng từ năm ngoái.

Những biến động trong thị trường tài chính hồi năm ngoái đã gây thất thoát rộng lớn đối với các nhà quản lý quỹ đầu tư quốc gia, và họ đang đánh giá lại chiến lược dựa trên niềm tin rằng lạm phát cao hơn và căng thẳng địa chính trị sẽ còn tiếp diễn.

Hơn 85% đơn vị tham gia khảo sát của Invesco tin rằng lạm phát sẽ còn cao hơn trong một thập niên tới so với một thập niên qua. Vàng và trái phiếu thị trường mới nổi được xem là những khoản đầu tư tốt trong môi trường này. Tuy nhiên, việc phương Tây đóng băng gần một nửa trong 640 tỉ USD dự trữ vàng và ngoại hối của Nga hồi năm ngoái sau xung đột tại Ukraine đã kích hoạt sự thay đổi, khi các ngân hàng trung ương lấy tài sản ở nước ngoài về nước.

Mặt khác, những lo ngại địa chính trị, cộng với cơ hội tại các thị trường mới nổi đang khuyến khích một số ngân hàng trung ương đa dạng hóa đầu tư khỏi đồng USD. 7% trong số 142 tổ chức tham gia khảo sát tin rằng nợ công Mỹ tăng lên gây ảnh hưởng tiêu cực cho USD dù hầu hết nói không thấy lựa chọn nào để thay thế. Lượng người coi đồng nhân dân tệ của Trung Quốc như là đối thủ của USD đã giảm từ 29% trong năm ngoái xuống còn 18% trong năm nay.

Cơ sở hạ tầng là nhóm tài sản hấp dẫn nhất, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo thế hệ mới. Ấn Độ tiếp tục là một trong những điểm đến đầu tư thu hút nhất trong năm thứ hai liên tiếp trong khi xu hướng đầu tư gần bờ, nghĩa là các công ty xây nhà máy gần nơi họ bán sản phẩm, đang thúc đẩy các nước như Mexico, Indonesia và Brazil.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.