Đây là những vùng biển mà lượng khí ô xy cực thấp, khiến quần thể sinh vật nếu không bị chết cũng phải bỏ đi nơi khác nên chỉ còn lại một số loài vi khuẩn tồn tại được. Một báo cáo của Liên Hiệp Quốc vào năm 2003 ước tính có khoảng 150 vùng như thế ở các đại dương.
Đến nay, số vùng “biển chết” đã lên đến hơn 400, với tổng diện tích khoảng 245.000 km2, tập trung nhiều ở phía nam Thái Bình Dương, biển Baltic, vịnh Mexico, vịnh Bengal…
Nguyên nhân của tình trạng này là biến đổi khí hậu, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp và lượng phân bón được sử dụng tăng cao trong nông nghiệp. Nước thải từ các khu trồng trọt được bón nhiều phân chứa nitrate và phosphate đổ ra biển sẽ là nguồn dinh dưỡng giúp nhiều loài vi sinh vật sinh sôi. Với số lượng đông đảo, chúng sẽ “tiêu thụ” hết lượng khí ô xy có trong nước.
Bình luận (0)