Theo Lê Nhật Tường, thủ khoa đầu ra Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM năm 2022, đầu tiên thí sinh nên tham gia trắc nghiệm tính cách, sau đó liệt kê danh sách ngành nghề phù hợp với bản thân và dựa vào đó để cân nhắc. Bên cạnh đó, thí sinh nên tìm hiểu về chương trình đào tạo của trường, của ngành mà mình chọn thi vào, xem những môn học này có phù hợp với mong muốn và sở trường của mình hay không.
"Lớp đại học của mình trước đây có khoảng 50% sinh viên đang học giữa chừng thì nghỉ học, chuyển sang ngành khác. Việc chuyển ngành giữa chừng sẽ gây nhiều ảnh hưởng, vì thế các bạn nên cố gắng lựa chọn đúng từ đầu", Nhật Tường gửi gắm.
Lời khuyên cho thí sinh 2K5
"Hãy suy nghĩ trong khoảng thời gian 5 năm tới bạn muốn mình là người như thế nào, và 10 năm tới bạn muốn mình làm được những gì? Khi có mục tiêu rồi, hãy theo đuổi nó. Còn khi bạn chưa xác định được thì hãy tìm hiểu thật kỹ về ngành nghề, về cái mình thực sự đam mê. Việc này rất quan trọng vì sẽ quyết định cả tương lai của mình, thế nên các bạn hãy dành nhiều thời gian, một ngày không đủ thì một tuần, một tháng… để tìm ra được đam mê của mình".
Lê Yên Thanh
"Đầu tiên, các bạn phải hiểu bản thân mình cần và muốn gì, sắp tới các bạn sẽ làm gì? Khi xác định được những vấn đề này, bước kế tiếp bạn phải chuẩn bị trước cho mình một hành trình dài, trang bị đủ những thông tin về nghề nghiệp".
Lê Nhật Tường
"Khi xác định được điều mình muốn thì hãy theo đuổi tới cùng. Và bắt đầu với những hành động nhỏ như đọc một quyển sách về ngành nghề mình chọn, xem một video chuyên gia phân tích về ngành nghề, tham gia những công tác xã hội liên quan đến ngành nghề mà mình dự định theo đuổi…".
Võ Lập Phúc
Đồng quan điểm, Võ Lập Phúc, thủ khoa toàn quốc khối D14, thủ khoa Trường ĐH Sư phạm TP.HCM năm 2020, khuyên thí sinh khi chọn ngành nên xem qua chương trình đào tạo để biết được những năm học đại học sẽ phải "đối mặt" với những gì, cần phải chuẩn bị những gì. Phúc khẳng định: "Ngành nào cũng luôn có khó khăn và thách thức, đừng nghĩ rằng chỉ cần đam mê sẽ giải quyết được tất cả những gì bạn gặp phải. Như mình rất ngại học về luật và kinh tế, nhưng học về quản trị đối ngoại không thể không học công pháp quốc tế, tư pháp quốc tế và càng không thể tránh được nghiệp vụ ngoại thương… Đó là những cái chúng ta cần chuẩn bị đối mặt khi lựa chọn ngành".
Vì thế thí sinh nên chuẩn bị tâm thế và hài hòa những khó khăn, thách thức với đam mê của mình. Khi vượt qua những khó khăn, thách thức sẽ có thêm động lực để chúng ta vững bước hơn trên hành trình theo đuổi đam mê của mình.
Bình luận (0)