Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?

24/11/2024 10:35 GMT+7

Tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến kết quả thẩm mỹ tạo hình bụng gặp ‘trục trặc’ lành lâu và ảnh hưởng đến sức khỏe. Bạn cần chuẩn bị giải pháp để xử lý và phòng ngừa để tránh vấn đề viêm nhiễm tái diễn.

Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 1.

Tạo hình thành bụng là phương pháp tạo hình thẩm mỹ loại bỏ mỡ và phần da dư thừa, tạo dáng và tăng cường sự săn chắc vùng bụng. Đây là một liệu pháp tạo hình phức tạp cần thực hiện bởi bác sĩ và phải có sự tuân thủ từ bệnh nhân. Không chỉ thời gian phẫu thuật kéo dài, thời gian để vết thương lành cũng tốn thời gian không kém.

Đặc điểm của vết mổ tạo hình thành bụng:

Vết mổ tạo hình thành bụng thường nằm vị trí dưới rốn, có đường thẳng hoặc cong kéo dài từ 10cm hoặc từ hông này đến hông bên kia. Khi phẫu thuật, bác sĩ sẽ canh chỉnh và lựa chọn vị trí vết mổ ngay đường gấp tự nhiên của bụng để tăng khả năng giấu sẹo.

Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 2.

Với vết mổ kéo dài và sâu đến tận lớp mỡ dưới da, tổn thương tạo hình thành bụng cần nhiều thời gian để phục hồi. Đối với tạo hình bụng mini (độ dài 10-15cm) thời gian để vết mổ lành từ 2-3 tuần, tạo hình toàn phần (25-40cm) cần 4-6 tuần và tạo hình mở rộng (trên 50cm) cần 6-8 tuần. Đây là khoảng thời gian vô cùng quan trọng quyết định kết quả thẩm mỹ của phẫu thuật.

Ảnh hưởng của việc lành thương đến kết quả thẩm mỹ

Một tiến trình lành thương hoàn chỉnh gồm 4 giai đoạn: cầm máu, viêm, tăng sinh và tái tạo. Đặc biệt trong giai đoạn cầm máu sẽ được bác sĩ xử lý tại bệnh viện. Sau thời gian 3-5 ngày, tế bào mô mới hình thành khép miệng vết thương. Sau đó từ tuần thứ 3, tế bào mới, collagen tăng sinh mạnh mẽ để vết sẹo liền đẹp và ở sau 8 tuần sẽ ổn định hơn.

Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 3.

Trong suốt trình này, nếu vết mổ ảnh hưởng bởi lực kéo, bụi bẩn, vi khuẩn khiến quá trình bị gián đoạn tăng nguy cơ sẹo xấu cao. Đặc biệt là nhiễm khuẩn, sự xâm nhập của vi khuẩn không chỉ khiến phản ứng viêm kéo dài, phá hủy chu trình lành thương. Việc nhiễm khuẩn kéo dài, vô tình kéo dài giai đoạn viêm tại vết thương. Phản ứng viêm này sẽ phá hủy tế bào, collagen khỏe mạnh đồng thời cản trở tiến trình tăng sinh, kích thích quá trình sản sinh collagen quá mức, tăng nguy cơ sẹo lồi. Bên cạnh đó, vấn đề nhiễm khuẩn có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe của bệnh nhân.

Dấu hiệu nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm khuẩn

Hiểu rõ những phản ứng điển hình của vấn đề nhiễm khuẩn sẽ giúp bạn xử lý kiệm thời, ngăn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe cũng như khó lành vết thương. Dưới đây là một số dấu hiệu nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm khuẩn:

  • Đỏ và sưng tấy quanh vết mổ: Trong thời gian ban đầu, do phản ứng viêm tự nhiên vết mổ có thể đỏ và sưng. Nhưng tình trạng sưng đỏ kéo dài quá lâu hoặc có xu hướng tăng lên, cũng là dấu hiệu nguy cơ nhiễm khuẩn.
  • Tăng cảm giác đau tại vết mổ, kéo dài trong vài ngày và ngày càng đau. Đây là một trong những dấu hiệu nhận biết vết mổ nhiễm khuẩn.
Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 4.

  • Xuất hiện mủ hoặc chảy dịch tại vết mổ. Đây có lẽ là dấu hiệu nhiễm khuẩn rõ rệt nhất, kèm mùi hôi.
  • Phát sốt là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn,
  • Vết mổ bị giãn và mở hở trở lại do các mô xung quanh vết mổ có thể bị vi khuẩn tấn công và làm suy yếu các sợi collagen kết nối da.
  • Vết mổ lâu lành kéo dài hơn 14 ngày. Trong trường hợp thông thường, vết thương hở cần 7-10 ngày để liền, nếu thời gian này kéo dài bạn cần chú ý chăm sóc lại vết thương.

Cách xử lý khi vết mổ bị nhiễm khuẩn

Khi phát hiện những dấu hiệu trên, bạn cần nhanh chóng xử lý thông qua việc quan sát vết mổ cũng như kiểm tra sức khỏe cơ thể và độ đau tại vết thương. Trong trường hợp các triệu chứng nhiễm khuẩn nghiêm trọng, như mưng mủ, phát sốt thì nên di chuyển đến gặp bác sĩ để được xử lý đúng cách. Ngoài ra bạn cần chuẩn những điều cần lưu ý trong chăm sóc vết thương:

  • Giữ vết mổ được sạch, bằng sản phẩm sát trùng hoặc nước muối sinh lý, thay băng thường xuyên và cần chú ý vấn đề tại vết thương, cần tránh mồ hôi hay tiếp xúc bụi bẩn, đụng chạm vào vết thương
  • Trong trường hợp bạn có thể được bác sĩ kê toa đơn thuốc kháng sinh, bạn cần chú ý tuân thủ đúng liều lượng theo chỉ định bác sĩ, tuyệt đối không tự ý uống hoặc ngừng sử dụng thuốc.
  • Thường xuyên quan sát tiến triển của vết mổ tạo hình thành bụng, nếu không nhận thấy sự tiến triển bạn cần trở lại gặp bác sĩ.

Cách chăm sóc vết mổ tạo hình bụng ngừa nhiễm khuẩn

Bên cạnh chú ý việc giữ vết thương sạch, để đảm bảo vết mổ không bị nhiễm trùng và nhanh lành, bạn cần ưu tiên quá trình này cần chú ý bảo vệ vết mổ đồng thời giảm phản ứng viêm tại vết thương. Bên cạnh băng gạc thứ cấp bảo vệ vết thương, bạn hoàn toàn bổ sung sản phẩm xịt lành thương và giảm sẹo Hemacut Spray đến từ Cộng Hòa Séc. Đây là sản phẩm được xếp vào thiết bị y tế dùng cho vết thương hở.

Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 5.

Sản phẩm được nghiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học Cộng Hoà Séc kết hợp giữa silicone y tế hóa lỏng kết hợp cùng công thức chống oxy hóa độc quyền. Theo đó, Silicone y tế khi tiếp xúc với bề mặt vết thương sẽ nhanh chóng khô và tạo một màng mỏng trong suốt. Màng này có thể tồn tại trên da từ 10h-12h liên tục. Với lớp màng này, vết mổ được bảo vệ khỏi vi khuẩn, và không cho vết mổ mất nước. Nhờ màng này mà vết mổ được giữ cách biệt khỏi môi trường bên ngoài, giữ vết thương được sạch.

Cách nhận biết vết mổ tạo hình bụng bị nhiễm trùng?- Ảnh 6.

Bên cạnh đó, một công nghệ khác được sử dụng trong HemaCut Spray là RSA, bằng cách sử dụng amin ngăn phản ứng oxy hóa tại vết thương. Nhờ vậy, sản phẩm hỗ trợ làm giảm cơn đau tại vết thương, điều này cho bạn cảm giác thoải mái và dễ dàng hơn.

Khi sử dụng Hemacut Spray sau phẫu thuật tạo hình bụng bạn sẽ giúp:

  • Kháng khuẩn hiệu quả: Giúp tiêu diệt vi khuẩn, ngăn ngừa nhiễm trùng tại vùng vết mổ, đặc biệt trong những ngày đầu sau phẫu thuật.
  • Thúc đẩy lành thương: Tăng cường tái tạo mô và hỗ trợ quá trình liền da nhanh hơn, giúp vết thương phục hồi hiệu quả.
  • Tạo lớp màng bảo vệ: Hình thành lớp màng bảo vệ tự nhiên trên bề mặt vết mổ, ngăn bụi bẩn và vi khuẩn xâm nhập.
  • Giảm nguy cơ sẹo xấu: Hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm, từ đó giảm nguy cơ hình thành sẹo phì đại hoặc keloid.
  • Không gây đau khi sử dụng: Dạng xịt nhẹ nhàng, không gây khó chịu hoặc kích ứng cho bệnh nhân.
  • Tiện lợi và dễ sử dụng: Thiết kế dạng xịt giúp thao tác nhanh chóng, phù hợp cho việc chăm sóc tại nhà hoặc khi di chuyển.

Đối với vết mổ cần sử dụng băng gạc, bạn có thể xịt Hemacut Spray trước khi băng, lớp Silicone sẽ giúp ngăn cách vết mổ khỏi tác động của băng, làm giảm kích ứng và đau khi thay băng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.