Cách sử dụng phanh trên mô tô - Kỳ 2: Bốn bước phanh cơ bản

13/07/2015 06:09 GMT+7

Là một trong những bộ phận rất quan trọng trên mô tô, nhưng để sử dụng thành thạo hệ thống phanh chính xác và an toàn cần có quá trình rèn luyện đúng kỹ thuật.

Là một trong những bộ phận rất quan trọng trên mô tô, nhưng để sử dụng thành thạo hệ thống phanh chính xác và an toàn cần có quá trình rèn luyện đúng kỹ thuật.

Tiếp theo kỳ 1: Muốn giỏi phải rèn, những câu hỏi dưới đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về hệ thống phanh trên mô tô, từ xe hai bánh phổ thông cho đến những chiếc mô tô phân khối lớn - bạn đồng hành của các tay lái trên mọi nẻo đường.

6. Có phải là có một kĩ thuật phanh xe đặc biệt sẽ giúp người lái phát huy được hết hiệu suất làm việc của hệ thống phanh?

Câu trả lời là có. Quá trình này có thể được gọi là phanh xe có tổ chức và là một phần quan trọng của kĩ năng lái xe mô tô. Điều này cho phép người lái dự đoán trước và nhanh chóng quyết định có nên sử dụng phanh hay không và phanh như thế nào trong tất cả các trường hợp xảy ra khi lái xe.

Hệ thống phanh đĩa kép ABS trên mẫu Honda CBR 1000RR - Ảnh: Bikebandit.com

7. Trong trường hợp khẩn cấp có nên sử dụng cả phanh trước và phanh sau cùng một lúc?

Đây là một vấn đề gây tranh cãi. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng khi người lái rơi vào trạng thái hoảng loạn, khả năng kiểm soát xe giảm đi đáng kể. Lúc này, việc sử dụng phanh sau sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với phanh trước. Điều này cũng nhận được sự đồng tình của những tay lái dày dạn kinh nghiệm.

Những tay lái nghiệp dư khi mất bình tĩnh thường chỉ tập trung vào việc làm thế nào để giảm tốc độ nhanh nhất có thể. Và nếu sử dụng phanh trước cho trường hợp khẩn cấp thì thật là một sai lầm. Phanh trước cho khả năng giảm tốc nhanh nhưng điều này chỉ đúng với việc chiếc xe luôn trong tầm kiểm soát. Trong trường hợp khẩn cấp, với lực phanh tối đa theo phản xạ của người lái thì việc bánh xe trước bị trượt là không thể tránh khỏi, thậm chí sẽ gây những hậu quả nghiệm trọng hơn.

Thử hệ thống phanh trước với đĩa đơn có đường kính 14 inch của mẫu xe Buell - Ảnh: Bikebandit.com

Theo American Motorcycle Safety Foundation (MSF, Hiệp hội an toàn mô tô Hoa Kỳ), nếu bạn có thể sử dụng cả 2 phanh trước và sau cùng một lúc thì đây là cách xử lí hoàn hảo nhất. Các chuyên gia của MSF khuyên rằng trong một vài tình huống khẩn cấp thì việc sử dụng phanh sau là lựa chọn tối ưu hơn và hãy để cho bánh xe sau trượt nếu nó xảy ra. Bằng cách này người lái có thể tập trung vào những gì diễn ra phía trước, thậm chí đủ thời gian để lấy lại khả năng kiểm soát chiếc xe bằng việc sử dụng phanh trước.

Người điều khiển cũng cần rèn luyện khả năng sử dụng phanh trước thành thạo vì phanh trước chịu trách nhiệm đến 80% việc giảm tốc độ cho xe.

8. Vậy có nên sử dụng phanh sau?

Nên sử dụng phanh sau và cứ để bánh xe sau trượt nếu cần thiết. Những gì người lái cần làm lúc này là tập trung cho việc sử dụng phanh trước để kiểm soát và khai thác sức mạnh vượt trội của nó.

Phanh đĩa sau của Harley-Davidson là một trong những hệ thống phanh có hiệu suất rất tốt - Ảnh: jokermachine.com

9. Học cách phanh xe có khó khăn không?

Kỹ năng này không khó, chủ yếu cần tập trung vào việc thực hành. Cách tốt nhất để tìm hiểu nó là bắt đầu với một quy trình gồm 4 bước cho phanh trước. Sau đó bạn có thể tăng số lượng các giai đoạn để có thể sử dụng hệ thống phanh thuần phục nhất.

10. Bốn bước phanh trong thực tế là gì?

Để hiểu rõ từng bước phanh, có thể hình dung bằng việc quan sát tín hiệu đèn phanh của phương tiện phía trước. Bước đầu tiên, người điều khiển mô tô di chuyển ở một khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước và đèn phanh xe trước bật sáng. Ở bước này, khi mọi việc đang trong tầm kiểm soát người lái áp dụng phanh trước thật nhẹ nhàng và chậm rãi, từ từ giúp xe giảm tốc.

Bước thứ hai là khi người điều khiển mô tô di chuyển với khoảng cách gần hơn và đèn phanh xe phía trước bật sáng. Người lái vẫn sử dụng phanh trước và giảm tốc độ của xe. Giai đoạn hai giống với giai đoạn một, chỉ khác là lực phanh nhiều hơn.

Một học viên đang thực hành quá trình sử dụng phanh với chiếc BMW - Ảnh: motomom.ca

Bước thứ ba, người điều khiển mô tô di chuyển gần và bất chợt đèn phanh xe phía trước bật sáng đột ngột gây bất ngờ. Trường hợp này người điều khiển kích hoạt phanh trước mạnh hơn. Cần tăng lực phanh dần đều, không nên tăng lực phanh quá đột ngột sẽ dễ dẫn đến việc bị mất kiểm soát.

Bước thứ tư là khi người điều khiển không quan sát đèn phanh xe phía trước và bất chợt phát hiện đèn phanh đã được kích hoạt từ trước. Đây được xem là tình huống nguy hiểm và người điều khiển phải sử dụng lực phanh tối đa. Trường hợp vẫn kiểm soát được tình hình thì phanh trước sẽ được kích hoạt với lực phanh như giai đoạn hai, tăng thêm lực phanh cho giai đoạn ba và cuối cùng sử dụng toàn bộ lực phanh. Nhưng với trường hợp mất kiểm soát vì bị bất ngờ, thì phanh sau vẫn sẽ là sự lựa chọn hàng đầu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.