Dệt may và giày dép là ngành công nghiệp mũi nhọn của Campuchia, tạo ra 6 tỉ USD hằng năm cho nền kinh tế. Ngành này đã tạo ra 600.000 việc làm giúp đảm bảo đời sống cho các gia đình nông thôn và góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng mạnh suốt nhiều năm, tuy nhiên các cuộc đình công của những nghiệp đoàn ngày càng quyết đoán và bị chính trị hóa đã trở thành vấn đề cho Campuchia.
Quyết định ngày 29.9 được đưa ra tiếp sau một cuộc bỏ phiếu trong đó đa số đại diện chính phủ, xí nghiệp và nghiệp đoàn ủng hộ tăng lương tối thiểu từ mức 140 USD hiện tại, sau nhiều tháng thương thảo.
Việc tăng lương sẽ giúp nâng cao mức sống của các công nhân và thúc đẩy năng suất lao động. Theo Bộ Lao động Campuchia, “các lợi ích khác mà công nhân nhận được phải được giữ nguyên”.
Mức lương tối thiểu mới sẽ có hiệu lực từ ngày 1.1.2017, cơ quan trên cho biết.
Mức lương trên thấp hơn so với con số 171 USD mà các nghiệp đoàn đòi hỏi. Những nghiệp đoàn than phiền rằng các thành viên của họ đã phải chật vật mới đủ sống.
“Chúng tôi đã chẳng nhận được điều mình đòi hỏi, nhưng chúng tôi cảm ơn mọi người đã nỗ lực vận động”, ông Pav Sina, Chủ tịch Phong trào Liên đoàn tập thể các công nhân, tổ chức tự xưng là đại diện cho 35.000 công nhân, cho biết.
tin liên quan
Campuchia muốn Trung Quốc giúp 300 triệu USD cho ngành lúa gạoChính phủ Campuchia đang tìm kiếm khoản hỗ trợ trị giá 300 triệu USD từ Trung Quốc nhằm tăng năng lực của các cơ sở xay xát gạo, cung cấp vốn cho họ để thu mua lúa của nông dân, theo The Cambodia Daily.
Bình luận (0)