Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024:

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến

Đình Huy
Đình Huy
20/12/2024 12:04 GMT+7

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT và tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn là những khí tài do Viettel nghiên cứu, cải tiến đang thu hút sự quan tâm tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024.

Theo ghi nhận của Thanh Niên, tại gian trưng bày ngoài trời của Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024, những khí tài của Tập đoàn Công nghiệp - viễn thông quân đội (Viettel) thu hút nhiều sự chú ý.

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 1.

Tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT

ẢNH: ĐÌNH HUY

Đầu tiên là tổ hợp tên lửa phòng không S-125-VT. Đây là phiên bản hiện đại hóa của tổ hợp S-125 Pechora (Liên Xô) do Viettel nghiên cứu, cải tiến.

S-125-VT được thiết kế để tiêu diệt các phương tiện tấn công đường không, tiêu diệt hiệu quả mục tiêu bay thấp, mục tiêu có kích thước nhỏ trong điều kiện nhiễu phức tạp.

Ngoài ra, tổ hợp này có khả năng hủy các mục tiêu trên mặt đất, mặt nước, hoạt động chiến đấu độc lập hoặc trong đội hình cụm phòng không.

Theo các thông số được công bố tại triển lãm, S-125-VT có tốc độ tối đa 800 m/giây, có thể tiêu diệt cùng lúc 2 mục tiêu với cự ly sát thương cực đại lên đến 30 km. Xác suất tiêu diệt máy bay tiêm kích lên đến 90%. Cạnh đó, S-125-VT có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 90 km.

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 2.

Tổ hợp S-125-VT có thể phát hiện mục tiêu ở khoảng cách tối đa 90 km

ẢNH: ĐÌNH HUY

Ngoài S-125-VT, Viettel còn nghiên cứu và phát triển tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn. Tổ hợp này gồm xe bảo trì tên lửa, xe chở tên lửa, đài radar dẫn bắn, xe chỉ huy của tổ hợp và bệ phóng tự hành của tổ hợp Trường Sơn.

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 3.

Xe bảo trì tên lửa, xe chở tên lửa, đài radar dẫn bắn, xe chỉ huy của tổ hợp và bệ phóng tự hành của tổ hợp Trường Sơn (từ trái qua)

ẢNH: ĐÌNH HUY

Trong tổ hợp Trường Sơn, tên lửa chống hạm Sông Hồng là thành phần chiến đấu chính, với nhiệm vụ đánh chặn các tàu chiến mặt nước.

Đạn tên lửa Sông Hồng cũng sử dụng cơ chế tầng khởi tốc nhiên liệu rắn đẩy tên lửa ra khỏi khoang bảo quản trước khi khởi động động cơ chính để bay tới mục tiêu. Tên lửa Sông Hồng được tích hợp với tổ hợp tên lửa đất đối hải Trường Sơn có tầm bắn khoảng 80 km.

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 4.

Tên lửa hành trình Sông Hồng có hành trình bay thấp bám đỉnh sóng ở pha cuối để hạn chế các biện pháp phòng vệ và ngăn chặn của đối phương

ẢNH: ĐÌNH HUY

Ngoài ra, theo thiết kế, mỗi xe chỉ huy của tổ hợp Trường Sơn có thể điều khiển cùng lúc 8 bệ phóng tự hành trong khu vực tác chiến. Mỗi bệ phóng mang theo 4 đạn tên lửa Sông Hồng.

Nơi khởi nguồn ý tưởng về tàu quân sự, UAV hiện đại ‘made in Việt Nam’

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 5.

Một số khí tài hiện đại khác do Viettel phát triển

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 6.

Radar 3D phòng không tầm trung VRS-MSSS (băng tần S) có tính cơ động cao, khả năng phát hiện tọa độ, vận tốc các mục tiêu. Radar 3D này được sử dụng cảnh giới vùng trời quốc gia và cung cấp thông tin cho các tổ hợp tự động hóa.

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 7.

Tổ hợp trinh sát gây nhiễu chống phương tiện bay không người lái (UAV) cấp chiến thuật phiên bản xung điện từ VCUS/E. Tổ hợp này có khả năng trinh sát, định hướng, bắt bám, chế áp UAV, bảo vệ khu vực trọng yếu. Ngoài ra, tổ hợp có khả năng triển khai, thu hồi các UAV.

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 8.

Radar 3D phòng không cấp chiến thuật (băng tần S) VRS-SS4S. Đây là loại radar tầm gần, dễ dàng tháo lắp, vận chuyển, cho phép triển khai trên các địa hình phức tạp, hạn chế. Nó có thể phát hiện 60 mục tiêu phòng không tầm ngắn, định vị mục tiêu trong không gian 3 chiều, chống tác chiến điện tử, cung cấp thông tin cho hệ thống tự động hóa.

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 9.

Radar cảnh giới biển tầm gần (băng tần X) VRS-S21X có khả năng phát hiện, định vị các mục tiêu hoạt động trên biển, được sử dụng ở bến cảng, căn cứ hải quân, nhà giàn hay đảo nhỏ. Radar có thể phát hiện tối đa 300 mục tiêu là các tàu quân sự, các tàu thuyền nhỏ. Ngoài ra, radar nhận diện và phân loại được các mục tiêu gửi về cho trung tâm chỉ huy; chống tác chiến điện tử và hoạt động ở môi trường khắc nghiệt trên biển.

ẢNH: ĐÌNH HUY

Cận cảnh 2 tổ hợp tên lửa phòng thủ hiện đại do Việt Nam nghiên cứu, cải tiến- Ảnh 10.

Tổ hợp trinh sát chống UAV phiên bản rút gọn

ẢNH: ĐÌNH HUY

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.