Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông

Lê Công Sơn
Lê Công Sơn
26/08/2024 15:01 GMT+7

Lượng cổ vật 'khủng' và phong phú trục vớt từ các con tàu đắm trên Biển Đông đang được trưng bày tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM.

Đến với trưng bày chuyên đề Thương mại hàng hải – Di sản gốm sứ từ những con tàu đắm trên Biển Đông, khai mạc sáng 26.8 tại Bảo tàng Lịch sử TP. HCM, các nhà sưu tầm và công chúng vô cùng bất ngờ trước số lượng cổ vật "khủng" được trục vớt. Đa số hiện vật lần đầu tiên được ra mắt công chúng TP.HCM.

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 1.

Gốm Trung Quốc thời Đường (thế kỷ 7 - 10)

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 2.

Gốm Trung Quốc thời Đường (thế kỷ 8 - 9) giới thiệu tại triển lãm

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 3.

Các cổ vật gốm từ thời Đường vẫn còn nguyên vẹn và sắc sảo

QUỲNH TRÂN

Trong đó, số lượng gốm thời Thanh (Ung Chính) từng được tìm thấy trên con tàu cổ đắm tại Cà Mau khá lớn. Con tàu mang gần 50.000 cổ vật. Ngoài những vật dụng sinh hoạt cá nhân của thủy thủ đoàn, hàng hóa chủ yếu là đồ sứ men trắng vẽ lam, men nhiều màu có xuất xứ từ các lò gốm sứ Cảnh Đức Trấn (Giang Tây) và Quảng Châu (Trung Quốc).

Đáng lưu ý, trong số đồ sứ Trung Quốc, có một số được đặt hàng theo phong cách của châu Âu như: bình sữa, bình rượu có quai, đĩa vẽ hoa lá và phong cảnh của Hà Lan. Điều đó cho thấy hàng hóa trên con tàu đắm Cà Mau được người châu Âu đặt hàng và đang trên đường đến châu Âu.

Bí ẩn kho báu từ những con tàu đắm dưới đáy Biển Đông

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 4.

Người sưu tầm lưu lại hình ảnh các cổ vật

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 5.

Các nhà khảo cổ học đoán định đồ sứ cao cấp trên tàu chìm tại Cà Mau thuộc đời Ung Chính, nhà Thanh (1723-1735)

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 6.

Cổ vật được trục vớt trên con tàu đắm tại Cà Mau

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 7.

Sứ men xanh Trung Quốc thời Khang Hy (1690)

QUỲNH TRÂN

Ngoài ra, đồ dùng tìm được của thủy thủ đoàn: đèn, chậu, hộp, khóa đồng, ấn triện, nghiên mực, bùa hộ mệnh, tiền đồng thời Thanh… cho thấy đây là một con tàu có nguồn gốc Trung Quốc.

Cuộc khai quật tàu cổ (có sự phối hợp giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, Hà Nội và Bảo tàng tỉnh Cà Mau cùng Công ty Trục vớt Cứu hộ Việt Nam) lần đầu từ tháng 8.1998 đến tháng 1.1999. Lần thứ hai khai quật từ tháng 4 đến tháng 10.1999. Ở độ sâu 35m, con tàu hầu như không còn nguyên dạng, nhưng qua vết tích để lại, tàu có độ dài khoảng 24m, rộng gần 8m.

Cùng với lượng lớn gốm Trung Quốc thời Đường, thời Thanh và gốm Chu Đậu, gốm Champa được mang ra triển lãm, các cổ vật là gốm Thái Lan thế kỷ 15 cũng được trưng bày. Các cổ vật này trục vớt từ con tàu đắm được phát hiện tại huyện Phú Quốc (Kiên Giang), dưới độ sâu khoảng 10m. Qua khai quật, có thể xác định được tàu có chiều dài gần 30m và rộng gần 7m, chia nhiều khoang, mỗi khoang rộng 1.8m. Trên sàn tàu, đồ gốm lâu ngày dưới biển bị hàu bám thành từng khối lớn. Kết quả khai quật được hơn 16.000 cổ vật, phần lớn là gốm men ngọc và men nâu. Các nhà khảo cổ học giám định niên đại những đồ gốm này được sản xuất vào thế kỷ 15.

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 8.

Gốm Chu Đậu của Việt Nam thế kỷ 15

Cận cảnh các cổ vật trục vớt được từ những con tàu đắm trên Biển Đông- Ảnh 9.

Một loại đồ gốm xuất khẩu khác được tìm thấy trên con tàu này là những tượng tròn: hình người phụ nữ bồng con, tượng người cưỡi voi, tượng thỏ... với mắt và tai nổi rõ, sinh động.

QUỲNH TRÂN

Đồ gốm Thái Lan được trục vớt, chủ yếu có loại hình là lọ nhỏ, hũ có 2 quai, bát nhỏ, tô, đĩa… - đồ gia dụng cho giới bình dân. Những đồ gốm này thường có men ngọc (còn gọi là men celadon) màu xanh hay màu xám nhạt hoặc có men nâu da lươn, ngả đen, vàng hay trắng xám.

Bên cạnh những đồ gốm tráng men, còn có loại đồ sành không tráng men có dáng nồi miệng loe, thân phình, vai xuôi màu xám. Một số loại hình khá giống gốm hoa lam của Việt Nam như bình tỳ bà, hộp, kendi, hũ có nắp men trắng tô hoa lam. Loại tô men ngọc sâu lòng khá giống loại tô men ngọc thời Tống của Nam Trung Quốc.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.