Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ

Văn Trình
Văn Trình
20/03/2024 11:20 GMT+7

Sân Gelora Bung Karno, địa điểm tổ chức diễn ra trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại World Cup 2026 được xem là công trình hoành tráng, có không khí sôi động bậc nhất ‘Xứ vạn đảo’.

Bước vào sân Gelora Bung Karno ở Indonesia bạn sẽ cảm nhận được bầu không khí hoành tráng và trải nghiệm một trong những sân thể thao lớn nhất trong lịch sử. Gelora Bung Karno được xây dựng năm 1960 và hoàn thành năm 1962. Việc xây dựng sân này tốn khoảng 12,5 triệu USD và được tài trợ bởi Liên Xô cũ. Tên gọi của nó cũng bắt nguồn từ vị Tổng thống đầu tiên của Indonesia - Bung Karno.

Khác với cơ sở thể thao thông thường, Gelora Bung Karno là biểu tượng của niềm tự hào và niềm đam mê đối với người dân Indonesia. Những đặc điểm quyến rũ, lịch sử phong phú và cơ sở vật chất đẳng cấp thế giới khiến nơi đây trở thành điểm đến hàng đầu cho những người đam mê thể thao cũng như khách du lịch. Từ việc tổ chức các sự kiện thể thao quốc tế, địa danh mang tính biểu tượng này chắp cánh cho tình yêu thể thao của người dân Indonesia và sự cống hiến trong việc tạo ra những trải nghiệm thể thao đặc biệt.

Nhận định Indonesia - Việt Nam: Lấy điểm tại chảo lửa Bung Karno

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 1.

Gelora Bung Karno nhìn từ trên cao

AFP

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 2.

Người dân Indonesia xem Gelora Bung Karno là một trong những biểu tượng vĩ đại và mang nhiều ý nghĩa

REUTERS

Thăm dò ý kiến

Lượt đi vòng loại thứ 2 World Cup 2026: Đội tuyển Indonesia đấu đội tuyển Việt Nam sân Bung Karno

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Khi được khánh thành lần đầu tiên để tổ chức ASIAD 1962, sân đấu này có sức chứa lên đến 110.000 chỗ ngồi. Tuy nhiên, sức chứa của sân đã giảm xuống hai lần sau khi cải tạo: lần đầu tiên là xuống còn 88.306 chỗ ngồi vào năm 2006 cho Asian Cup 2007 và lần thứ hai là xuống còn 77.193 chỗ ngồi sau khi sân được cải tạo cho ASIAD 2018. 

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 3.

Hơn 88.88 CĐV Indonesia đã đến sân, tạo nên bầu không khí hoành tráng trong trận khai màn Asian Cup 2007 giữa đội tuyển Indonesia và Hàn Quốc

AFP

Ngoài việc xem các sự kiện thể thao, sân Gelora Bung Karno đóng một vai trò quan trọng trong việc tổ chức các sự kiện văn hóa và cộng đồng, gắn kết mọi người nhằm để tôn vinh di sản phong phú của khu vực. Từ các buổi biểu diễn truyền thống đến các buổi tụ họp mang tính lễ hội, sân là trung tâm thúc đẩy sự đoàn kết và trao đổi văn hóa.

Trong quá khứ, Gelora Bung Karno được chọn làm nơi tổ chức buổi hòa nhạc của nhiều nhân vật vĩ đại như Dangerous World Tour của Michael Jackson năm 1993, Born this way ball của Lady Gaga và A Thouson Suns World Tour của Linkin Park. Đặc biệt, năm 1975, nơi đây từng tổ chức buổi hòa nhạc của ban nhạc rock người Anh Deep Purple với khoảng 150.000 người hâm mộ đã tham dự. Khi đó, buổi hòa nhạc đã vượt quá sức chứa chính thức và mang đến nhiều sự cố.

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 4.

Thiết kế mái nhà thép khổng lồ cũng được xem là nét đặc trưng của sân Gelora Bung Karno

REUTERS

Sau lần cải tạo gần đây nhất, khi tất cả các bậc thang trên khán đài được thay thế bằng các ghế ngồi đơn, đây là sân bóng đá lớn thứ 28 trên thế giới và lớn thứ 8 ở châu Á. Nhìn lên, bạn sẽ thấy một mái nhà thép khổng lồ tạo thành “temu gelang”, hay còn gọi là vòng nối. Thiết kế sáng tạo này cho phép sân Gelora Bung Karno thích ứng với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau, đảm bảo người hâm mộ có thể thưởng thức các trận đấu một cách thoải mái bất kể mưa nắng.

Đội hình tối ưu của đội tuyển Việt Nam ‘tái đấu’ Indonesia

Ghế được sơn 2 màu đỏ, trắng - đặc trưng cho đội tuyển Indonesia. Đồng thời, đây được đánh giá là một trên những sân có chỗ ngồi thoải mái nhất trên thế giới. Không giống như nhiều SVĐ khác sử dụng thiết kế ghế đơn lật lên, ghế ở sân Gelora Bung Karno giống như những chiếc ghế dài kiểu cũ. Đặc biệt, Gelora Bung Karno còn có khu vực riêng gồm 200 chỗ ngồi dành cho người hâm mộ khuyết tật. Một điều không thường thấy ở các sân châu Âu hay châu Á.

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 5.

Những loại ghế mang đến sự thoải mái được chọn ở sân Gelora Bung Karno

REUTERS

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 6.

Sân cũng có những chỗ để phục vụ những CĐV đặc biệt

REUTERS

Bước vào bên trong, Gelora Bung Karno cũng khiến CĐV choáng ngợp với độ tỉ mỉ. Cỏ ở sân Gelora Bung Karno là manila glass, loại cỏ này cũng được sử dụng ở Allianz Arena (sân Bayern Munich ở Đức). Các nhân viên của sân Gelora Bung Karno phải dùng những biện pháp đặc biệt để chăm sóc cỏ của sân.

Tuy nhiên, vào tháng 1.2024, sân Gelora Bung Karno được sử dụng để làm địa điểm tranh cử, tổ chức hòa nhạc và đặc biệt là trận giao hữu giữa U.20 Indonesia và U.20 Thái Lan nên đã gặp phải một số vấn đề. Tính đến ngày 20.3 - tức chỉ 1 ngày trước trận giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia ở vòng loại thứ 2 World Cup 2026, sân đấu này vẫn chưa đảm bảo mặt cỏ tốt nhất. Cả 2 đội cũng không được tập chính thức trên sân đấu này.

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 7.

Mặt cỏ của sân Gelora Bung Karno bị ảnh hưởng khá nhiều

PSSI

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 8.

Các nhân viên chăm sóc phải làm việc hết tốc lực, chuẩn bị cho trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia

PSSI

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 9.

Những chi tiết nhỏ nhất của sân cũng được chăm chút

PSSI

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 10.

Các bước chuẩn bị cuối cùng cho trận đấu giữa đội tuyển Indonesia và Việt Nam đang gấp rút hoàn tất

REUTERS

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 11.

Gelora Bung Karno không chỉ là biểu tượng bóng đá Indonesia mà còn là nơi để người dân Indonesia thể hiện tình yêu với trái bóng tròn

PSSI

Tại bán kết lượt đi ASEAN Cup 2022, đội tuyển Việt Nam cũng từng thi đấu với Indonesia trên sân Gelora Bung Karno. Chất lượng khi ấy của sân được đánh giá là hoàn hảo để trở thành sân khấu cho những đôi chân ma thuật của Quang Hải, Hoàng Đức, Tuấn Anh "nhảy múa". Ở trận lượt đi, đội tuyển Việt Nam cũng thi đấu rất tốt và có trận hòa 0-0 với đội chủ nhà.

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 12.

Quang Hải từng trải nghiệm thảm cỏ tuyệt vời của sân Gelora Bung Karno

ĐỘC LẬP

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 13.

Mặt cỏ của sân vào năm 2022 được đánh giá tuyệt vời

ĐỘC LẬP

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 14.

Cuối cùng, bầu không khí của sân Gelora Bung Karno chắn chắc mang đến nỗi khiếp sợ với bất kỳ đội nào làm khách tại đây. Sự cuồng nhiệt của CĐV Indonesia là không cần phải bàn cãi. Giống như văn hóa cổ vũ từ bóng đá Đức, Ý hay Anh, những khán đài luôn chật kín người hâm mộ. Họ mặc những đồng phục giống nhau, cùng hát hò, cổ vũ cho đội nhà và gây áp lực lên đội khách trong suốt cả trận đấu. Sức chứa lớn cộng với sự cuồng nhiệt của CĐV Indonesia tạo nên thương hiệu "chảo lửa" cho sân Gelora Bung Karno và thường mang đến nỗi lo sợ cho các đội bóng tới thi đấu ở đây.

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 15.

Sức nóng khủng khiếp của các khán đài sân Gelora Bung Karno

PSSI

Cận cảnh ‘chảo lửa’ Bung Karno, đội tuyển Việt Nam cần tuyệt đối vững trí, không run sợ- Ảnh 16.

Đó chắn chắc sẽ mang đến những áp lực không nhỏ với đội tuyển Việt Nam

FAT

Trận đấu lượt đi giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia sẽ diễn ra vào lúc 20 giờ 30 ngày 21.3. Dù chịu sức ép lớn từ các khán đài nhưng đội tuyển Việt Nam có thành tích khá tốt mỗi lần làm khách trên sân Gelora Bung Karno. Vì thế, CĐV đang kỳ vọng "Những chiến binh sao vàng" tiếp tục thi đấu tốt, có kết quả thuận lợi để "chiêu đãi" đối thủ trên sân Mỹ Đình ngày 26.3.

Đội tuyển Việt Nam và đội Indonesia sẽ không tập buổi nào trên sân Bung Karno vì BTC muốn giữ mặt sân cho ngày thi đấu.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.