Trải qua 165 năm mưa nắng khắc nghiệt, chùa Giác Viên trên đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang chuẩn bị thực hiện đợt trùng tu, tôn tạo với kinh phí và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Trải qua 165 năm mưa nắng khắc nghiệt, chùa Giác Viên trên đường Lạc Long Quân (quận 11, TP.HCM) đang chuẩn bị thực hiện đợt trùng tu, tôn tạo với kinh phí và quy mô lớn nhất từ trước đến nay.
Chùa Giác Viên 165 tuổi, tọa lạc trên đường Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM |
Được biết, trải qua vài lần trùng tu vào những năm 1899 - 1902, 1908 - 1910, chùa vẫn giữ được những nét xưa với bộ khung cột gỗ, kèo gỗ, mái lợp ngói âm dương cổ kính.
Thầy Thích Huệ Quang, đại diện chùa Giác Viên cho biết: “Toàn bộ khuôn viên diện tích gần 20.000 m2, theo bình đồ hình chữ Trung. Chùa gồm kiến trúc chánh điện, nhà tổ, nhà giảng, đông lang và tây lang có tỷ lệ hài hòa, đẹp mắt. Chùa Giác Viên hiện đã qua các đời trụ trì: Minh Vi, Minh Khiêm, Như Nhu, Như Phòng, Hồng Dung, Hồng Từ, Thiện Phú và hiện quản lý là hòa thượng Thích Thiện Xuân”.
Khu mộ tháp tại chùa Giác Viên, nơi yên nghỉ của các vị trụ trì trong chùa là một quần thể di tích rất độc đáo. Bắt đầu xây dựng tháp đầu tiên từ năm 1930 đến nay đã có 7 tòa tháp đang chôn cất 7 vị sư trụ trì đã qua đời.
Khu chánh điện bên trong chùa
Quá trình trùng tu sẽ tiến hành xử lý hoa văn cổ tự trên mặt tháp bằng các vật liệu đặc thù, trám các vị trí hư hỏng bằng vữa tam hợp, vôi ve lại màu gốc. Bóc bỏ lớp nền cũ bị ngậm nước và đắp cát tôn nền cũng như xây dựng khuôn viên cây xanh.
Ông Trương Kim Quân, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích (Sở Văn hóa - Thể thao TP.HCM) cho biết: “Chùa Giác Viên sẽ được tôn tạo một số hạng mục công trình nhằm tăng cường khả năng sử dụng khai thác nhưng không làm ảnh hưởng đến yếu tố gốc cấu thành di tích, cảnh quan thiên nhiên và môi trường. Đợt trùng tu này làm rất quy mô, phần nhà trù và nhà cốt hầu như phục dựng như mới, còn chính điện, đông lang, tây lang cũng sẽ tu bổ lại. Vì chùa Giác Viên là di tích cấp quốc gia nên chúng tôi phải đấu thầu bản vẽ thiết kế, sau đó chuyển ra Bộ Xây dựng thẩm định, xong phải tổ chức đấu thầu thi công rồi mới tiến hành công việc trùng tu”.
Kiến trúc của chùa vào dạng quý hiếm của TP.HCM nhưng do chất liệu làm thời xưa thuộc dạng không bền vững, chủ yếu là gỗ nên qua thời gian quá lâu chùa đã đến giai đoạn xuống cấp trầm trọng
|
Khi mưa xuống, nước ngập mênh mông khiến hệ thống cột, kèo chống đỡ bị hư hỏng nặng
|
Nhiều hạng mục bị nghiêng lún, mái ngói dột nát
|
Nhà trù, nhà cốt ngã đổ hoang tàn
|
Khu xá lợi, nơi chôn cất các vị trụ trì là quần thể kiến trúc mộ tháp rất độc đáo
|
Bình luận (0)