Mặc dù không có ghi chép nào cụ thể về tên tuổi và nhân thân của hai cô hầu này nhưng nhiều người lớn tuổi cai quản Lăng Ông cho biết đây là hai người hầu mà Tả quân rất thương quý.
Được biết mặc dù có khiếm khuyết về sinh lý, nhưng Tả quân vẫn cưới vợ và chọn thêm hai cô hầu đặc biệt này. Theo nhà văn Sơn Nam, đó là hành động tượng trưng để chứng tỏ ông vẫn là nam giới. Có lẽ sau này mộ bia của hai cô hầu đều đã bị đập phá theo lệnh của vua Minh Mạng nhưng rồi vẫn không thấy dựng lại khi danh dự của Tả quân được phục hồi. Nên vì thế mà giờ đây hậu thế không biết được họ tên, ngày sinh và ngày mất của hai cô hầu này.
Mộ cổ có kiến trúc đẹp với bình phong tiền, bình phong hậu
|
Trụ búp sen tròn trịa
|
Mộ được xây dựng kiên cố
|
Xung quanh ngôi mộ rợp mát bóng cây xanh
|
Bình phong tiền và bình phong hậu đầy đủ
|
Lối kiến trúc mộ độc đáo
|
Ngôi mộ cổ của người hầu có tường rào bảo vệ nên còn giữ được nguyên vẹn
|
Hiện nay ngôi mộ người hầu thứ nhất có diện tích khuôn viên khoảng 164m2, tọa lạc trong khu nhà đất số 129 Đinh Tiên Hoàng (TP.HCM), được cho là xây dựng khoảng cuối thế kỷ 19. Mộ nằm ngoài vòng thành lăng Tả quân Lê Văn Duyệt, trong khuôn viên Trường Quốc gia Hành chánh cũ, bên phải lăng.
Về hình thức có bình phong tiền, bình phong hậu, nấm mộ, trụ búp sen và thành mộ, xung quanh mộ có xây tường và cổng bảo vệ. Trước đó, mộ được trường Cán bộ TP quản lý nhưng do hiện nay chuyển về cơ sở mới trên đường Chu Văn An nên còn việc chăm sóc ngôi mộ hầu như bị… thả nổi. Anh Trần Văn Tuấn (ở P.25, Q.Bình Thạnh) cho biết: “Khi còn là học viên của Học viện Tư pháp học tại đây, mỗi buổi tối tôi đều uống nước ở căn tin gần ngôi mộ nhưng không biết đây là mộ cổ qúy. Bây giờ ghé thăm lại thấy sơn phết màu sắc sặc sỡ, xâm hại di tích như thế này thấy tiếc quá…”.
Mộ người hầu thứ hai sơn màu sặc sỡ
|
Trụ búp sen nhìn không ra
|
Thành mộ bao quanh chẳng giống ai
|
Phần phía trước mạnh ai nấy trang trí
|
|
Xe ô tô đậu chắn lối đi
|
Ngôi mộ cổ của người hầu thứ hai nằm ngoài vòng thành lăng Lê Văn Duyệt, bên hông chợ Bà Chiểu, phía trái lăng Ông. Mộ có vị trí đối xứng với mộ tọa lạc trong trường Quốc gia hành chánh cũ qua mộ song táng của Lê Văn Duyệt và vợ ông. Điều đặc biệt của ngôi mộ cổ này là tọa lạc trong khuôn viên rộng rãi, có cây xanh thoáng mát, nằm tách biệt với bên ngoài bằng tường cao, cổng bảo vệ kiên cố hướng ra đường Trịnh Hoài Đức. Mộ cổ có kiến trúc đẹp với bình phong tiền, bình phong hậu, nấm mộ, trụ búp sen và thành mộ đầy đủ, có những đường nét chạm trổ và hoa văn tinh xảo trên thành mộ và lối đi. Ngôi mộ này có kiến trúc và màu sắc bên ngoài được giữ nguyên vẹn.
Hiện nay, UBND TP.HCM và Sở Văn hóa Thông tin hàng năm đều đưa hai ngôi mộ cổ vào danh mục kiểm kê di tích -lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh trên địa bàn TP.HCM theo qui định. Trong khi đang chờ điều chỉnh khoanh vùng bảo vệ di tích, bổ sung hai ngôi mộ vào khu vực di tích di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia, lăng Tả quân Lê Văn Duyệt được cấp kinh phí trùng tu và bảo tồn vì hiện nay đang bị xuống cấp nghiêm trọng theo thời gian.
Bình luận (0)