Cận cảnh nơi an nghỉ của đại gia giàu nhất Sài Gòn xưa bên trong nhà thờ Huyện Sĩ

15/09/2015 20:51 GMT+7

(TNO) Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo.

(TNO) Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo.

(TNO) Trong nhà thờ Huyện Sĩ (góc Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) cổ kính, uy nghiêm có một nhà mồ rất độc đáo.

Ngôi nhà mồ nằm phía sau cung thánh, dưới một mái vòm rất hài hòa với tổng quan của nhà thờ, cho nên nếu không được giới thiệu, khách tham quan sẽ dễ nhầm đó cũng là một trong những gian hậu thất của nhà thờ.
Dưới đây là những hình ảnh phóng viên Thanh Niên Online ghi lại tại nhà thờ Huyện Sĩ:
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 1Nhà thờ Huyện Sĩ (góc đường Tôn Thất Tùng - Nguyễn Trãi, Q.1, TP.HCM) tên gốc là Nhà thờ Giáo xứ Chợ Đũi, được xây dựng trong 3 năm (1902-1905) do vợ chồng ông Lê Phát Đạt (thường gọi là Huyện Sĩ, 1841-1900) và bà Huỳnh Thị Tài (1845-1920) hiến 1/7 tài sản của mình để xây dựng nhà thờ (mô hình nhà thờ do linh mục Bouttier thiết kế, vị linh mục này cũng thiết kế Nhà thờ Thủ Đức). Huyện Sĩ là ông ngoại của Nam Phương Hoàng hậu, và là người giàu bậc nhất Nam kỳ thời đó (cuối thế kỷ 19), dân gian Nam kỳ có truyền tụng về các nhân vật đại phú hộ thời đó là “Nhất Sĩ, nhì Phương, tam Xường, tứ Định”… Do bỏ tiền xây dựng nhà thờ, bên trong lại có mộ của vợ chồng Huyện Sĩ nên người ta quen gọi ngôi giáo đường này là Nhà thờ Huyện Sĩ
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 2
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 3Nhà mồ ở hậu thất nhà thờ (phía sau cung thánh), bước qua cổng sắt nhỏ là 2 bức tượng bán thân bằng thạch cao của 2 ông bà đặt trên vách đối diện nhau. Dưới tượng có bảng ghi “Philippe Lê Phát Đạt 1841-1900” và “Agnes Huỳnh Thị Tài 1845-1920”
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 4
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 5Sau 2 pho tượng bán thân là hai ngôi mộ bằng đá cẩm thạch, trên nắp mộ là 2 tượng toàn thân của ông bà (cũng bằng đá cẩm thạch, kích thước bằng người thật) trong tư thế nằm quay mặt về cung thánh. Ông đội khăn đóng, mặc áo dài gấm, hai bàn tay đan vào nhau để trước ngực, chân đi giày nằm gối đầu lên 2 chiếc gối. Tượng bà cũng có trang phục và tư thế nằm như vậy, chỉ duy đầu để trần, chân mang hài thêu
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 6
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 8
Cận cảnh nét mặt ông bà
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 9
Móng tay và đường gân trên mu bàn tay của bà được đặc tả từng chi tiết
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 10
Cận cảnh 'nơi an nghỉ của đệ nhất hào phú' 11Phía trong cùng là 2 tượng bán thân bằng thạch cao của vợ chồng người con trai là “Jean Baptiste Lê Phát Thanh, sanh: 6.9.1864, tử: 29.11.1948” và vợ là “Anna Đỗ Thị Thao 1865-1922”. Sở dĩ vợ chồng người con được đặt tượng ở đây là có công dâng cúng 2 quả chuông đồng (trong số 4 quả chuông) được đặt đúc bên Pháp
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.