Vì vậy, thời gian học sinh đi học lại theo kế hoạch sau tết âm lịch (mùng 6 âm lịch) chưa thể chốt được, do vậy các trường đã chủ động tiến hành dạy học trực tuyến ở những trường có điều kiện, còn những trường chưa thực hiện được sẽ khó khăn trong thực hiện chương trình kế hoạch năm học theo quy định và đang chờ sự hướng dẫn của Bộ GD-ĐT về dạy học trực tuyến như thế nào?
Để ứng phó với tình hình dịch bệnh, có một số đề xuất sau:
Thứ nhất, Bộ GD-ĐT phối hợp với Bộ Y tế căn cứ vào tình hình diễn biến của dịch bệnh, quỹ thời gian còn lại của học kỳ 2 để hướng dẫn điều chỉnh khung thời gian năm học đồng bộ việc giảm tải chương trình để thầy cô và học sinh chủ động hơn trong việc xây dựng kế hoạch dạy học phù hợp với số tuần thực học còn lại.
Thứ hai, hiện nay một số trường đã kích hoạt việc dạy học trực tuyến với tinh thần “ngừng đến trường không dừng việc học” mà Bộ đã có kinh nghiệm chỉ đạo thực hiện khá thành công trong năm học 2019 - 2020 vừa qua. Tuy nhiên, nhiều trường còn bị động chờ hướng dẫn của Bộ GD-ĐT nếu Bộ chưa điều chỉnh khung thời gian năm học và giảm tải chương trình kịp thời thiết nghĩ Bộ nên giao cho các trường tự chủ trong việc thực hiện chương trình kế hoạch dạy học tùy thuộc vào tình hình dịch bệnh của từng địa phương.
Thứ ba, khi xây dựng khung thời gian năm học Bộ nên có tuần dự trữ thực tế ít nhất là ba tuần phù hợp với thời gian cách ly 21 ngày như quy định phòng chống dịch Covid-19 (khung thời gian năm học 2020 - 2021 không có tuần dự trữ) để khi gặp các trường hợp như thiên tai, dịch bệnh thầy cô chủ động hơn mà không bị động lúng túng.
Bình luận (0)