Cần triệt tiêu tình trạng tùy tiện đóng dấu mật để 'ém' thông tin

11/10/2017 09:09 GMT+7

Ngày 10.10, Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM tổ chức hội thảo góp ý dự án luật Bảo vệ bí mật nhà nước.

Hầu hết đại biểu đều tán thành việc nâng cấp pháp lệnh Bảo vệ bí mật nhà nước năm 2000 lên thành luật để góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn hiện nay.

tin liên quan

Quyền tiếp cận thông tin
Việc các cơ quan, đơn vị hành chính nhà nước từ chối cung cấp thông tin cho báo chí vì lý do nào đó đã từng được ghi nhận nhiều lần.
Ông Lê Văn Hùng, Phó chánh thanh tra TP.HCM, đề nghị luật phải quy định cụ thể trường hợp nào cần giữ mật, trường hợp nào không cần để tránh tình trạng lạm dụng bí mật nhà nước. Theo ông Hùng, thực tế cho thấy nhiều đơn vị đã lạm dụng bí mật, tùy tiện xác định thông tin là mật để “ém” thông tin, không công khai thông tin mà dư luận đang quan tâm, ngăn cản cơ quan báo chí và công dân tiếp cận thông tin.
Bà Văn Thị Bạch Tuyết, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM, cũng nhận định tình trạng tùy tiện đóng dấu mật hiện nay khá phổ biến. “Sợ nhất là các báo cáo hằng tuần của công an xã, phường gửi cho Đảng ủy, những chuyện mà cả phường, xã người ta đã biết hết rồi mà vẫn đóng dấu mật hết, vì vậy, văn phòng Đảng ủy phải lưu theo chế độ mật rất mất công”, bà Tuyết nói.
Cũng theo bà Tuyết, thực tế có nhiều vấn đề đã đóng là mật nhưng có khi lại tìm được trên mạng dễ dàng. Các đại biểu cho rằng việc bảo vệ, giữ bí mật như thế nào quan trọng hơn việc cứ đóng mật nhưng bảo vệ lại không hiệu quả.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.