Cần xây dựng chế độ đối với người làm công tác cố vấn học tập

26/12/2014 16:43 GMT+7

(TNO) Nhiều giảng viên tham dự Hội thảo 'Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam' cho rằng các trường cần xây dựng quy định, chế độ rõ ràng đối với người làm công tác cố vấn học tập để công tác này mang lại hiệu quả hơn.

(TNO) Sáng nay 26.12, Hội thảo 'Vai trò cố vấn học tập trong đào tạo theo học chế tín chỉ tại các trường ĐH, CĐ Việt Nam' do Viện nghiên cứu Giáo dục (Trường ĐH Sư phạm TP.HCM) tổ chức, đã đặt ra nhiều vấn đề bất cập của công tác này.

Nhiều bất cập trong công tác cố vấn học tậpĐại biểu thảo luận tại hội thảo
Hội thảo đã thu hút sự tham gia nhiều đại biểu là cán bộ quản lý và giảng viên đến từ các trường ĐH trên toàn quốc như Trường ĐH Kinh tế (ĐH Quốc gia Hà Nội), Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM, Trường ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, Trường ĐH Đồng Tháp…
Cố vấn học tập được đánh giá là công việc quan trọng bậc nhất trong đào tạo tín chỉ, có vai trò quyết định đến sự thành công của sinh viên trong quá trình học tập và rèn luyện. Trong bài tham luận của mình, tiến sĩ Nguyễn Thị Mỹ Hạnh, giảng viên khoa Việt Nam học Trường ĐH Sư phạm Hà Nội, cho biết: “Hiện nay nhiều trường vẫn chưa phân biệt rõ 2 khái niệm giáo viên chủ nhiệm và cố vấn học tập. Nếu như trong đào tạo niên chế, giáo viên chủ nhiệm là cầu nối giữa nhà trường và sinh viên, là người đại diện nhà trường quản lý sinh viên, thì trong đào tạo tín chỉ, người cố vấn học tập có vai trò tư vấn, định hướng, giám sát quá trình học tập của sinh viên, tham mưu cho khoa, trường các vấn đề liên quan đến đào tạo…”.
Tại hội thảo, nhiều giảng viên đánh giá hiện các trường chưa có quy định cụ thể, rõ ràng về quyền lợi và trách nhiệm của người làm công tác cố vấn học tập. Đa số các trường không có bộ phận cố vấn riêng biệt mà chỉ sử dụng giảng viên chuyên môn kiêm nhiệm công tác này. “Điều đó khiến cho việc cố vấn nhiều khi bị nhầm lẫn, sai sót do giảng viên chủ yếu tập trung chuyên môn mà không nắm hết quy định, quy trình đào tạo, gây thiệt thòi cho sinh viên”, thạc sĩ Lê Ngọc Tứ, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Sư phạm, nhìn nhận.
Nhiều giảng viên tham dự hội thảo cho rằng các trường cần xây dựng quy định, chế độ rõ ràng đối với người làm công tác cố vấn học tập để công tác này mang lại hiệu quả hơn.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.