Theo đó, từ đầu năm đến nay, toàn TP có trên 59.000 ca bệnh sốt xuất huyết, tăng 74% so với cùng kỳ năm 2018 và có 9 ca tử vong; 25 ca mắc tay chân miệng, giảm 28%; 6.456 ca sởi, tăng 5.858 ca.
11 tháng qua có trên 295.000 lượt đi tư vấn, xét nghiệm HIV, tăng 9.000 lượt so với cùng kỳ năm 2018. 91% số ca dương tính được chuyển đến các cơ sở để điều trị (ngoại trú) HIV/AIDS. Ước tính hiện TP có khoảng 37.335 bệnh nhân HIV/AIDS đang điều trị thuốc ARV.
Về tiêm ngừa 8 loại bệnh (lao, sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván, bại liệt, viêm gan B, viêm màng não do HIB) cho trẻ dưới 1 tuổi của toàn TP từ đầu năm đến nay là 77.000 ca, đạt 68,1% (tiến độ đề ra là 79,2%). Nguyên nhân chưa đạt tiến độ là do thiếu hụt vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng - TCMR (vắc xin ComBe Five). Từ tháng 10, chương trình TCMR đã bổ sung thêm loại vắc xin mới SII. Ngành y tế TP đang truyền thông, vận động phụ huynh đưa trẻ dưới 1 tuổi đi tiêm ngừa đầy đủ, nhằm đạt mục tiêu đề ra vào cuối năm là 95%.
Ngày 1.12, thông tin từ Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội) cho biết 2 - 3 tuần gần đây, BV thường xuyên tiếp nhận các bệnh nhi nhiễm vi rút cúm. Hiện có gần 50 bệnh nhi viêm đường hô hấp (phế quản, viêm phổi) có nhiễm vi rút cúm đang điều trị tại BV này. Vi rút cúm thường tăng mạnh vào mùa đông - xuân, có thể gây bội nhiễm viêm phế quản, phổi, thậm chí từng ghi nhận các trường hợp viêm não sau nhiễm vi rút cúm.
Tuần qua, BV đa khoa tỉnh Tuyên Quang tiếp nhận gần 200 bệnh nhi điều trị nội trú, trong đó có khoảng 25% trẻ được chẩn đoán nhiễm vi rút cúm, vi rút hợp bào hô hấp (RSV) và vi rút rota (đường tiêu hóa). Để phòng bệnh do RSV (hiện chưa có vắc xin), tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang bệnh đường hô hấp, tay chân miệng, hạn chế đến nơi đông người, giữ vệ sinh cá nhân...
Bình luận (0)