Cũng theo TAND TP.Đà Nẵng, các vụ án kinh doanh thương mại chủ yếu là tranh chấp hợp đồng tín dụng, hợp đồng mua bán hàng hóa, cho thuê tài sản, tranh chấp về hợp đồng bảo hiểm, tranh chấp giữa các thành viên trong công ty... Cùng với việc gia tăng về số lượng vụ việc thì tính chất tranh chấp cũng ngày phức tạp hơn, một số tranh chấp mới như sở hữu trí tuệ về tác phẩm kiến trúc, phần mềm công nghệ thông tin. Trong quá trình giải quyết các vụ việc liên quan đến tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, TAND TP.Đà Nẵng cho biết cũng gặp nhiều khó khăn, bởi hiện tại chưa có giám định viên mà chỉ làm việc với chuyên gia do các cơ quan quản lý nhà nước giới thiệu.
Trong khi đó, liên quan đến việc kiểm sát giải quyết các vụ việc dân sự trong năm 2013, VKSND TP.Đà Nẵng cảnh báo hiện tượng một số tranh chấp do các đối tượng cho vay tài sản (tiền) với lãi suất cao nhưng được che giấu bởi các hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất với gía trị thấp hơn giá trị thực của tài sản tranh chấp. VKSND TP.Đà Nẵng cho biết, khi người vay không có khả năng thanh toán nợ vay thì đối tượng buộc người vay tiền phải ký kết hoặc thực hiện những hợp đồng này. Nguyên nhân dẫn đến các tranh chấp nêu trên, theo VKSND TP.Đà Nẵng là do sự cả tin của người vay, sự thiếu hiểu biết pháp luật của người dân nên khi tiến hành các giao dịch không tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
Hữu Trà
>> Hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại ngày càng phức tạp
>> Cửa ngõ phát triển thương mại Đông Dương
>> Làm cà phê 'thương mại công bằng
Bình luận (0)