Xã Bạch Đằng (còn gọi là cù lao Bạch Đằng) nằm ở phía nam TP.Tân Uyên (Bình Dương), được bao quanh bởi sông Đồng Nai và các nhánh sông khác, có tổng diện tích khoảng 1.079 ha.
Xã Bạch Đằng nhìn từ cầu Bạch Đằng 2
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Để qua được xã Bạch Đằng, trước đây người dân phải đi bằng phà xuất phát từ TP.Tân Uyên và có thể đi qua H.Vĩnh Cửu (Đồng Nai) bằng đò. Tuy nhiên, hiện nay xã Bạch Đằng đã được xây dựng 2 cây cầu Bạch Đằng 1 và 2 nối liền 2 địa phương kể trên.
Cánh đồng lúa hữu cơ tại xã Bạch Đằng
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Từ cầu Bạch Đằng 1 (nối TP.Tân Uyên với xã Bạch Đằng) đến cầu Bạch Đằng 2 (đi qua H.Vĩnh Cửu) cũng được đầu tư xây dựng tuyến đường trải nhựa dài khoảng 3km xuyên qua cánh đồng lúa hữu cơ tạo nên cảnh đẹp hữu tình.
Tuyến đường mới xây dựng băng qua cánh đồng lúa
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Theo đại diện Hội Nông dân TP.Tân Uyên, dự án lúa hữu cơ ở xã Bạch Đằng được trồng 3 vụ/năm (tùy thuộc vào tình hình thời tiết); mỗi vụ từ khi trồng đến lúc thu hoạch khoảng 3 tháng. Năng suất trung bình đạt hàng tấn lúa mỗi ha.
Cánh đồng lúa đẹp như những thảm lụa
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Xã Bạch Đằng được chọn thí điểm xây dựng nông thôn mới từ năm 2010, đến năm 2013 đã hoàn thành mục tiêu.
Xã Bạch Đằng hoàn thành xây dựng nông thôn mới từ năm 2013
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Trên tổng 1.079 ha diện tích tự nhiên của xã Bạch Đằng có 615,87 ha đất dành cho sản xuất nông nghiệp; trong đó chủ yếu là trồng cây ăn trái tạo nên thương hiệu bưởi Bạch Đằng được thị trường ưa chuộng.
Phần lớn diện tích đất ở xã Bạch Đằng dành cho sản xuất nông nghiệp
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Thực hiện đề án làng thông minh, xã Bạch Đằng phối hợp với Trung tâm nông nghiệp của TP.Tân Uyên phát triển các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo hướng hữu cơ và xây dựng các chuỗi liên kết, ứng dụng quản lý thông minh trong các khâu sản xuất, kiểm soát dịch bệnh, tiết kiệm năng lượng… để tăng năng suất, tiết kiệm chi phí.
Vườn cây ăn trái bên cạnh cánh đồng lúa ở Bạch Đằng
ẢNH: ĐỖ TRƯỜNG
Đặc biệt, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm từ làng thông minh, xã Bạch Đằng đã lập ra các trang trên mạng xã hội để người nông dân đăng tải quảng bá và tiêu thụ sản phẩm.
Các sản phẩm nông nghiệp từ xã Bạch Đằng đều đạt các tiêu chuẩn OCOOP, VietGap có mặt ở nhiều siêu thị trong và ngoài tỉnh Bình Dương.
Bình luận