Trưa cùng ngày, con chó dại di chuyển sang thôn Ninh Môn, cắn 2 người nên bị người dân đập chết. Nhân viên thú y xã Hiền Ninh sau đó đã gửi mẫu đến Trung tâm chẩn đoán thú y T.Ư, kết quả mẫu dương tính với vi rút dại.
Các trường hợp người phơi nhiễm với chó dại đã được xử lý vết thương, tư vấn tiêm chủng vắc xin và huyết thanh kháng dại theo đúng quy định. Chó dại và 13 con chó, mèo tiếp xúc với vật bị dại đã được tiêu hủy theo hướng dẫn của cơ quan thú y. Đàn chó, mèo tại địa phương đã được triển khai tiêm vắc xin dại.
Theo Bộ Y tế, bệnh dại lây truyền chủ yếu qua vết cắn hoặc vết cào, liếm của động vật bị dại lên trên da bị tổn thương. Vi rút dại còn có thể lây truyền từ người sang người qua cấy ghép mô, phủ tạng và vết cắn hoặc tiếp xúc với chất tiết của bệnh nhân dại. Vi rút đào thải qua các chất tiết (nước bọt, nước mắt, nước tiểu...) của người bệnh trong suốt thời gian phát bệnh. Tuy nhiên, khả năng lây truyền từ người sang người là vô cùng hiếm gặp.
Bệnh dại thường tăng cao vào mùa nắng nóng từ tháng 5 - 8. Các biểu hiện lâm sàng của bệnh dại trên người là sợ nước, sợ gió, co giật, liệt và dẫn đến tử vong. Khi đã lên cơn dại, tỷ lệ tử vong gần như 100% (đối với cả người và động vật).
Bệnh dại trên người có thể phòng và điều trị dự phòng bằng vắc xin và huyết thanh kháng dại. Tiêm vắc xin dại cho cả người và động vật (chó, mèo) là biện pháp hiệu quả để phòng chống bệnh dại.
Bình luận (0)