Theo ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận, trong đêm trước diễn khi ra kỳ họp thứ 6 HĐND tỉnh khóa X (từ ngày 18 đến 20.7) đã nhận 3 tin nhắn của người dân báo về tình trạng khai thác khoáng sản trái phép ở 2 huyện trên địa bàn.
“Trong đó, có cử tri gửi tin đến lúc 22 giờ đêm (ngày 17.7) cho biết vẫn còn xe tải nặng 3 giò (3 cầu) chở cát từ H.Hàm Tân vào Đồng Nai. Xe chở quá tải như vậy sẽ làm hư hỏng cả cầu và đường”, ông Hùng phát biểu trước khi diễn ra phiên chất vấn vào ngày 18.7.
Mất kiểm soát ở nhiều địa phương
Mở đầu phiên chất vấn, ông Hồ Lâm, Giám đốc Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận phát biểu trong 6 tháng qua cơ quan chức năng đã xử lý 320 vụ khai thác khoáng sản trái phép, thu phạt hơn 1,8 tỉ đồng, tịch thu 936 m3 cát không rõ nguồn gốc. Ông Lâm thừa nhận tình trạng khai thác khoáng sản trái phép diễn biến phức tạp và đồng thời đưa ra một số giải pháp quản lý nhằm ngăn chặn có hiệu quả trong thời gian tới.
tin liên quan
Phát hiện 22 ghe hút cát lậu trên sông Cổ ChiênĐồng ý với quan điểm của ông Thiện, ĐB Lê Văn Long (đơn vị H.Bắc Bình), nói: “Tôi làm chủ tịch huyện, án kỷ luật treo lửng lơ và đến bất cứ lúc nào trước tình trạng khai thác khoáng sản trái phép”. Ông Long than phiền về tình trạng mất kiểm soát trong khai thác khoáng sản trái phép tại địa bàn cũng như một số địa phương khác, trong đó có trách nhiệm của Sở TN-MT tỉnh Bình Thuận.
Ông Long nêu thêm: “Đoàn ĐBQH Bình Thuận nên kiến nghị Quốc hội cần điều chỉnh Luật Khoáng sản theo hướng phân cấp cho tỉnh cấp phép vật liệu thông thường, nhằm giảm bớt tình trạng khai thác trái phép và tránh thất thoát nguồn thu thuế cho địa phương”.
Trong khi đó, ĐB Nguyễn Thị Minh Hiếu (đơn vị TP. Phan Thiết) cho rằng với 320 vụ việc khai thác khoáng sản trái phép với số tiền xử phạt 1,8 tỉ đồng là rất lớn. “Trong khi Sở TN-MT cho rằng đã tham mưu cho tỉnh nhiều giải pháp nhưng tại sao tình trạng này vẫn diễn ra nghiêm trọng?. Cần làm rõ trong số các vụ khai thác khoáng sản trái phép đã được cơ quan nào xử lý?. Địa phương nào để xảy ra nhiều nhất?”, bà Hiếu nêu.
Ngăn chặn tình trạng dung túng, bảo kê
tin liên quan
Tàu để 'cát tặc' hoành hành ngay bên cạnh là của Cục CSGTVề thủ tục giấy phép khoáng sản, ông Lâm thừa nhận còn kéo dài, nhưng đó là các thủ tục theo quy định của Luật Khoáng sản. Theo đó, một giấy phép khai thác thực hiện nhanh nhất cũng mất 9 tháng.
Giám đốc Sở Công thương Đỗ Minh Kính, cho biết thêm không chỉ trên lĩnh vực khai thác, mà trong kinh doanh tàng trữ khoáng sản trái phép, thì các đối tượng cũng rất manh động, không hợp tác, thậm chí phản kháng quyết liệt đoàn kiểm ra liên ngành đến kiểm tra.
ĐB Nguyễn Thi Minh Hiếu (Phó giám đốc Sở Tư pháp) cho biết qua giám sát của Ban Pháp chế HĐND tỉnh Bình Thuận, phát hiện còn nhiều quyết định xử phạt hành chính trên lĩnh vực khoáng sản chưa được thực thi. Ở tỉnh còn 7/39 quyết định; trong đó H. Hàm Tân còn tới trên 60% quyết định xử phạt chưa được thực thi. Bà Hiếu yêu cầu làm rõ nguyên nhân và trách nhiệm trong việc này.
Kết thúc phiên chất vấn lĩnh vực khoáng sản, Chủ tịch HĐND tỉnh Bình Thuận Nguyễn Mạnh Hùng cho rằng cần có sự cam kết của các chủ mỏ như không để sạt lở sông, không để ảnh hưởng các khu vực lân cận. “Đặc biệt, phải nghiêm trị, ngăn chặn được tình trạng dung túng, bảo kê cho các hoạt động khai thác trái phép”, ông Hùng phát biểu.
Về kiến nghị sửa các quy định trong Luật Khoáng sản để phân cấp cho địa phương, ông Hùng đề nghị Đoàn ĐBQH tỉnh cần sớm có ý kiến với các cơ quan của T.Ư xem xét.
Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn ngày 19.7, Chánh Thanh tra Trần Văn Hải cho biết qua kiểm tra, phát hiện 1 doanh nghiệp khai thác titan chưa đầy đủ hồ sơ thủ tục theo quy định và 2 doanh nghiệp khai thác vượt ranh giới đất được giao lên tới hàng chục héc-ta. Do vậy, hiện nay UBND tỉnh Bình Thuận đã có chỉ đạo tạm ngưng khai thác ở tất cả các điểm khai thác titan trên địa bàn tỉnh.
|
Bình luận (0)