CĐV Arsenal ‘biến’ ông chủ người Mỹ thành ma cà rồng vì giải ly khai

Tây Nguyên
Tây Nguyên
24/04/2021 17:49 GMT+7

Việc chủ sở hữu Arsenal , Stan Kroenke, thất bại nhục nhã khi tham gia sáng lập giải ly khai European Super League (ESL) càng làm thêm sự ghẻ lạnh khi hàng ngàn CĐV ‘Pháo thủ’ giận dữ biểu tình chống đối.

Khoảng 2.000 người bên ngoài sân Emirates đã phản đối dữ dội trước trận Arsenal thua Everton 0-1 trên sân nhà ở vòng 33 Ngoại hạng Anh rạng sáng nay (24.4, giờ VN) để tiếp tục bày tỏ sự chán ghét ông chủ người Mỹ. Những lời hô vang như "Chúng tôi muốn Arsenal trở lại" và "Chúng tôi muốn Kroenke ra đi" xen lẫn với những hành động bộc phát dẫn đến bạo lực.

CĐV Arsenal yêu cầu ông chủ Stan Kroenke bán ngay đội bóng

AFP

Những tấm biển mô tả Kroenke là ma cà rồng và quỷ, trong khi pháo sáng làm bầu không khí thêm căng thẳng. CĐV Jason McIntire, một thợ xây dựng, cho biết đã đến lúc khôi phục lại những cảm xúc xưa cũ gắn liền với “đấu đấu đẹp”. CĐV 28 tuổi này nói với AFP: “Bóng đá không phải là tiền, mà là tình yêu, người hâm mộ, niềm vui. Tiền không thể mua được đam mê. Đó là lý do tại sao tất cả chúng tôi ở đây ngày hôm nay: loại bỏ những kẻ ham tiền; mang lại niềm đam mê, tình yêu, năng lượng. Nó giống như đi gặp bạn gái của bạn - bạn sẽ không trả 100 bảng Anh để gặp cô ta, phải không?".
Khi thời gian trôi qua ngày 24.4 (giờ địa phương), lon bia và chai vứt bừa bãi trên mặt đất và có nhiều hỗn loạn hơn. Một CĐV với khuôn mặt bê bết máu được cáng lên xe cấp cứu. Lực lượng cảnh sát tiếp viện đến thành 2 đợt để ứng phó những lời chế nhạo và hành đồng quá khích từ người hâm mộ. Tất cả có 27 xe cảnh sát với một chiếc trực thăng bay trên sân Emirates để ngăn chặn tình huống xấu có thể xảy ra.

Lực lượng cảnh sát phải vào cuộc khi xuất hiện nhiều hành động bạo lực

AFP

Những người hâm mộ đến từ mọi tầng lớp xã hội nhưng dường như họ đều có chung một mong muốn: chia tay ông chủ 73 tuổi, người lần đầu tiên mua cổ phần của CLB vào năm 2007. Thành công là rất “mỏng manh” đối với Arsenal kể từ đó với chỉ 4 chức vô địch Cúp FA và lần cuối cùng họ chơi ở Champions League là mùa giải 2016 - 2017.
Ngay cả những bản hợp đồng lớn của họ cũng không thể khơi dậy được sự nhiệt tình của người hâm mộ. Phong độ sa sút của tiền đạo Pierre Emerick-Aubameyang ở mùa giải này sau khi ký hợp đồng mới béo bở đã tạo nên những chỉ trích kể từ sau sự ra đi của Mesut Ozil, người nhận lương cao ngất ngưỡng ở Emirates.
Nhân viên ngân hàng Isoh Kaoonje (20 tuổi) đã gay gắt nói về chủ sở hữu người Mỹ cua Arsenal: “Kroenke thậm chí còn chưa đầu tư 1 bảng vào CLB này và hãy nhìn xem nó diễn ra như thế nào: từ thách thức cạnh tranh giành chức vô địch Champions League thì giờ đang xếp thứ 9 tại Ngoại hạng Anh. Ông ấy không nói chuyện. Ông ấy không giao tiếp với người hâm mộ dù người hâm mộ là trái tim của CLB. Làm sao điều đó có thể tiếp diễn được? Chúng tôi muốn tiếng nói của mình được lắng nghe. Chúng tôi muốn người hâm mộ và bóng đá là trước tiên. Kroenke cần phải bán CLB".

Arsenal sa sút dưới thời ông chủ Stan Kroenke

AFP

Cả Kaoonje và Jo Tefter, giám đốc điều hành của một tổ chức từ thiện, đều mong muốn người hâm mộ có được đại diện trong hội đồng quản trị của các CLB. Họ hy vọng cuộc do người hâm mộ dẫn dắt được thiết lập vào tuần này sau thất bại của giải ly khai ESL, dưới sự chỉ đạo của cựu bộ trưởng thể thao Anh Tracey Crouch, sẽ đạt được kết luận tương tự.
“Điều quan trọng là phải chống lại lòng tham trong bóng đá, đặc biệt là câu lạc bộ của tôi. Tôi muốn chính phủ đưa ra luật mới để chúng tôi có quyền sở hữu người hâm mộ. Chúng tôi muốn nói to và rõ ràng: 'chúng tôi không muốn Stan Kroenke ở gần câu lạc bộ bóng đá của chúng tôi'. Chúng tôi đã ở đây trước Stan Kroenke và chúng tôi sẽ ở đây sau Stan Kroenke", Tefter nói với AFP. Nicholas White, một bồi bàn 24 tuổi, cho biết Emirates của Arsenal tức giận: "Không có chỗ cho một người đàn ông như Stan Kroenke ở CLB bóng đá này. Ông ta là một nỗi ô nhục”.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.