Cha mẹ mê điện thoại di động, con cái dễ... nổi giận

19/06/2017 09:10 GMT+7

Nghiên cứu mới cho thấy chiếc smartphone của bạn có thể khiến con bạn… nổi điên.

Các chuyên gia của Đại học bang Illinois (Mỹ) cho biết, các bậc cha mẹ làm gián đoạn thời gian sinh hoạt của gia đình bằng cách rút điện thoại hoặc máy tính bảng ra dùng, thì con cái của họ dễ có những hành vi sai trái, chẳng hạn như khóc, hờn dỗi và cáu kỉnh.
Tác giả nghiên cứu, giáo sư chuyên ngành khoa học gia đình và phát triển con người Brandon McDaniel đã đưa ra cụm từ “technoference” (sự can thiệp của công nghệ) cách đây khoảng 5 năm, khi ông nghiên cứu sự xâm phạm của công nghệ vào những tương tác và mối quan hệ trực diện. Phát hiện mới của ông về trẻ em và cha mẹ chúng củng cố thêm kết quả nghiên cứu về những tác động của công nghệ đối với sự phát triển của trẻ.

tin liên quan

3 kiểu dạy dỗ vô tình làm hại con mà cha mẹ không ngờ

Các nhà tâm lý học đã chứng minh ngữ điệu giọng nói của cha mẹ, cách diễn đạt câu hay gọi tên đều ảnh hưởng lâu dài đến con. Đây là một trong nhiều thứ đang tác động đến trẻ mà cha mẹ không hay biết.


“Bạn có thích cảm giác bị ai đó hắt hủi hay không, khi người đó không lắng nghe bạn nói. Với bọn trẻ cũng vậy thôi, nhưng do chúng chưa trưởng thành nên chúng biểu lộ điều đó bằng cách có thêm những hành vi cư xử không đúng. Phần lớn cha mẹ thực sự yêu con mình, nhưng thật khó cho đứa trẻ khi cảm thấy bạn đang dán mắt vào điện thoại”, ông nói.
Nhiều nghiên cứu đã xem xét tác động của công nghệ đối với những thói quen của trẻ. Trẻ từ 8-18 tuổi dành khoảng 7,5 giờ/ngày cho việc sử dụng thiết bị có màn hình, bao gồm tivi, máy tính và điện thoại di động để giải trí.
Nhưng cuộc nghiên cứu mới bao gồm 168 bà mẹ và 165 ông bố có con trẻ. Các chuyên gia đã hỏi những đối tượng này về việc sử dụng smartphone, máy tính bảng, máy tính xách tay và các công nghệ khác, và rằng những thiết bị này đã làm gián đoạn thời gian sinh hoạt gia đình như thế nào.
Technoference có thể bao gồm kiểm tra tin nhắn điện thoại trong bữa ăn, giờ chơi hay những hoạt động thường xuyên với con của họ.

tin liên quan

Không cho con ra ngoài vì sợ giao lưu với kẻ xấu
Con tôi hay than vãn là nhìn bạn bè được đi ra ngoài, được đi chơi thật thỏa thích, không giống như con suốt ngày phải ở nhà, chỉ quanh quẩn trong nhà với bài tập, với ti vi. 

Các bậc cha mẹ cũng được yêu cầu đánh giá xem việc sử dụng thiết bị đã trở nên phức tạp như thế nào, dựa trên việc họ cảm thấy khó khăn ra sao khi phải cưỡng lại việc kiểm tra tin nhắn hay lo lắng về những cuộc gọi. Các đối tượng nghiên cứu cũng “khai báo” việc các thiết bị làm họ phân tâm ra sao khi họ đang sinh hoạt với con cái.
Khoảng phân nửa cha mẹ nói rằng công nghệ đã làm gián đoạn thời gian dành cho con mình khoảng 3 lần hoặc hơn mỗi ngày, 24% cho biết bị gián đoạn 2 lần/ngày và 17% cho biết bị gián đoạn 1 lần/ngày. Các bà mẹ cảm nhận việc sử dụng điện thoại di động của họ gây ra nhiều vấn đề hơn so với các ông bố.

tin liên quan

Đừng ép trẻ thành thiên tài!
Hiện nay, có những chương trình, phương pháp mới dạy trẻ 6 - 12 tháng biết đọc chữ, biết nói tiếng Anh, biết làm toán... Đó là một sự 'cưỡng bức'’, làm cho não của trẻ phát triển lệch lạc.

Liên quan đến hành vi của trẻ, các bậc cha mẹ đã trả lời những câu hỏi về việc con của họ thường xuyên hờn dỗi, khóc nhè, dễ dàng nổi giận hay có những biểu hiện hiếu động thái quá như thế nào trong 2 tháng trước đó.
Các phát hiện cho thấy ngay cả những mức độ can thiệp thấp hay có vẻ “bình thường” của công nghệ có liên quan đến sự gia tăng những vấn đề về hành vi ở con cái của những đối tượng nghiên cứu.
Kết quả nghiên cứu đã được công bố trên chuyên san Child Development.

tin liên quan

Người lạ tát cậu bé để 'dạy dỗ' không được... tè bậy

Người đàn ông đi qua góc đường thì thấy cậu nhóc 8 tuổi đứng tè bậy. Qua được vài bước, ông bèn quay lại rồi tát vào mặt cậu bé. Cảnh sát phạt người đàn ông nhưng cộng đồng mạng lại ủng hộ hành động ‘dạy dỗ’ này.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.