Cũng vì vậy, tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, các đoàn khám người Lào, bệnh nhân Lào đã trở nên quen thuộc và gần gũi. Câu chuyện về họ cũng ấn tượng và khó quên với mỗi nhân viên bệnh viện. Mỗi cái tên, mỗi khuôn mặt và những kỷ niệm về bệnh nhân Lào đều để lại dấu ấn khó quên trong trang nhật ký của Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt. Tình anh em, tình hàng xóm và hơn hết là tình con người bung nở vẹn tròn và tinh tế trong môi trường chăm sóc sức khỏe toàn diện, từ tâm tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
|
Ngày 4.11.2014, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt xúc động gặp lại một bệnh nhân cũ người Lào sang khám sức khỏe định kỳ. Vốn dĩ cứ ba tháng một lần cô Hương Lia - giảng viên Lào sang khám sức khỏe định kỳ kể từ sau khi điều trị ung thư vú tại Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt (2012). Thế nhưng lần khám này cô đi cùng với những người bạn, và đặc biệt hơn, mái tóc của cô đã mọc dài, mượt và óng như chưa từng có hóa chất làm rụng tóc. Cô luôn tươi cười và nhận ra những khuôn mặt quen thuộc. Hơn thế nữa, cô xúc động khi thấy lại tấm hình cô đã chụp cách đây hai năm - ngày cô ra viện mà bệnh viện vẫn còn lưu giữ.
|
Hình ảnh của cô Hương Lia làm tôi nhớ tới một bệnh nhân người Lào khác. Cô tên là Saichanta hiện đang định cư tại bản Pansaat, Saysethe, Viêng Chăn, Lào. Vượt qua một quãng đường dài, cô và gia đình đã tới với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt điều trị u 2 thùy tuyến giáp và u nang tuyến Bartholin (tháng 8.2014). Cô chia sẻ rằng Hưng Việt tạo cho cô cảm giác như gia đình mình vậy, mọi người ai ai cũng thân thiện, dễ gần và cô sẽ nhớ mãi những kỷ niệm tại nơi này. Cô Saichanta biết nói tiếng Việt nhưng lại không thể viết. Vì vậy, những dòng lưu bút để lại bệnh viện, cô mượn điều dưỡng ghi hộ cô. Đến bây giờ những dòng tâm sự, hình ảnh hiền hậu, dễ mến của cô Saichanta vẫn còn in sâu trong lòng mỗi nhân viên bệnh viện, đặc biệt những ai đã chăm sóc cô. Đối với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt, cô Saichanta hay cô Hương Lia đều thân thuộc như những người thân trong gia đình. Vì vậy, mỗi cơ hội được gặp lại các cô, là mỗi lần niềm vui ngập tràn.
Giống như một ngôi nhà thứ hai của tình huynh đệ, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt ngày càng đón được nhiều hơn những người bạn Lào đến chăm sóc sức khỏe. Bà Thongmy Duansakda - Phó Phòng Văn hóa - Giáo dục Đại sứ quán Lào tại Việt Nam cho biết, Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt hầu như quen thuộc với tất cả người Lào tại Việt Nam, sinh viên Lào đang du học tại Việt Nam, thành viên Đại sứ quán Lào tại Việt Nam… Nhắc tới bà Thongmy, không ai trong bệnh viện đều không biết đến bà. Các đoàn khám sức khỏe định kỳ của Đại sứ quán, các ca bệnh của thành viên Đại sứ quán, thậm chí cả gia đình của các thành viên Đại sứ quán đều được bà Thongmy đưa đến Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt.
“Đây là một môi trường y tế tốt, luôn luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của mọi người để hoàn thiện mình. Đặc biệt là sự nhiệt tình, ân cần và hết lòng vì bệnh nhân của các bác sỹ, điều dưỡng khiến cho chúng tôi cảm thấy ấm áp, an tâm hơn” - bà Thongmy vui vẻ chia sẻ với nhân viên bệnh viện về cảm nhận của mình. Lần này bà Thong My đi cùng với chị Kham Thoi - 36 tuổi, nhân viên Đại sứ quán (cắt amiđan) và hai anh em là con trai của thành viên Đại sứ quán đang điều trị Amiđan, VA. Trong khi bà Thong My kể chuyện, hai anh em hãy còn say mê với bộ phim hoạt hình trên chiếc vô tuyến của phòng bệnh. Hai em là Kith Phon (14 tuổi - viêm amiđan) và Kith Tisak (11 tuổi - viêm VA mạn) theo bố mẹ sang Việt Nam để học tiếng Anh, Kith Phon năm tới sang Singapore du học.
|
Không những là người Lào đang sinh sống tại Việt Nam, những người bạn Lào còn vượt quãng đường xa xôi từ đất nước Triệu Voi để đến với Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt qua những chuyến khám sức khỏe định kỳ. Họ thường tổ chức thành một đoàn nhỏ gồm khoảng 5 đến 10 người. Có khi là nhóm phụ nữ đi với nhau (cô Hương Lia cùng với 4 người bạn của mình), đôi khi là các gia đình chơi thân với nhau đi cùng nhau. Phương tiện di chuyển cũng đa dạng, gia đình nào có điều kiện thì đi máy bay. Đoàn nào thích đông vui, kết hợp du lịch thì đi ô tô. Đối với những đoàn như vậy, bệnh viện thường tạo điều kiện về thời gian, về địa điểm nghỉ ngơi, bảo đảm việc chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho những người bạn không cùng ngôn ngữ.
|
Anh Kolakanh Colacan (39 tuổi, doanh nhân Lào) học tiếng Việt được 13 năm, “trước đây học Học viện Ngoại giao nhưng sau đó về làm kinh tế” (lời nhân vật) cũng có một đoàn gồm các gia đình chơi thân với nhau, cùng nhau đi khám sức khỏe, kết hợp du lịch Việt Nam. Anh “thì quen Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt rồi, vì một năm anh khám sức khỏe định kỳ 3-4 lần ở đây. Anh có vấn đề về tiểu đường nên phải khám thường xuyên. Chị dâu của anh từng điều trị Ung thư đầu cổ tại bệnh viện, giờ sức khỏe cũng đã khá lên rồi đấy”. Lần này đi khám anh mang theo vợ và con trai lớn - tên Kot. Cùng đi với gia đình anh Kolakanh là gia đình anh Douangsy - Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lào, gia đình anh Kettisack - doanh nhân. Theo anh Kolakanh, “Bệnh viện Ung bướu Hưng Việt tiếp đón và chăm sóc cho bệnh nhân trong nước cũng như ngoài nước đều rất tốt, nhất là các bác sỹ”. Anh còn đùa rằng, bác sỹ cũng giống như người thợ sửa xe vậy, cơ thể con người cũng là một bộ máy, cần được tu sửa, bảo dưỡng thường xuyên…
Sức khỏe là nguồn vốn quý giá của con người. Nhưng càng quý giá hơn khi nó trở thành cầu nối cho mối tình vượt biên giới giữa hai quốc gia Lào - Việt. Đó là niềm tự hào và là động lực để Bệnh viện Ung Bướu Hưng Việt tiếp tục trên con đường phục vụ cộng đồng… (Tiểu Yến)
THÔNG TIN DỊCH VỤ
Bình luận (0)