Thứ nhất, do thí sinh thiếu nhiệt tình, mất xúc cảm khi làm bài. Ở đây có 2 lý do chính. Trước hết, đề thi THPT quốc gia môn văn năm nay khá đơn điệu về cấu tạo,thí sinh cảm thấy quá quen thuộc đến mức dường như cảm thấy nhàm chám. Nên trong quá trình làm bài, thí sinh thiếu hứng khởi, mất thích thú, nhất là những thí sinh thích cái mới, thích mạo hiểm, bất ngờ.
tin liên quan
Ngày 14.7 công bố kết quả thi THPT quốc giaĐây là tác dụng có tính hai mặt (tích và tiêu cực) từ đề thi mẫu của Bộ GD-ĐT: Hễ Bộ cứ ra mẫu đề minh họa nào là các trường phổ thông cho học sinh luyện tới luyện lui, thậm chí đưa vào cấu trúc đề thi từ năm lớp 10, 11 như thế ấy. Vì vậy thí sinh cảm thấy như “bão hòa”, mất cảm xúc với đề thi THPT quốc gia chính thức. Ngoài ra, nhiều thí sinh không coi môn văn là chính, thi văn chủ yếu vì bất đắc dĩ không thể bỏ được, để đủ điều kiện xét tốt nghiệp, không bị liệt, nên làm bài chưa hết mình.
Thứ hai, về phía giám khảo cũng có nhiều nguyên do. Mẫu đề thi, đề tài quá quen thì yêu cầu của người chấm cũng sẽ cao hơn. Mà phần đọc hiểu văn bản thơ của đề thi vừa qua thì không có gì mới, và viết đoạn văn 200 chữ bàn về “sức mạnh ý chí của con người” lại cũng quá quen thuộc. Nếu so sánh “quan niệm” chấm của giám khảo bây giờ và trước đây khi mẫu đề thi này mới áp dụng, ta sẽ thấy giám khảo bây giờ “khó tính” hơn nhiều, và cách cho điểm phần nào cũng “keo”hơn. Vả lại, phải chăng năm nay giám khảo “nhát tay” hơn khi cho thí sinh điểm cao do một phần việc chấm thi môn văn được “quan tâm đặc biệt” hơn các năm trước. Việc chấm thanh tra 5 % bài chấm, việc chấm thanh tra các bài điểm cao các bài làm trong kỳ thi THPT quôc gia năm nay…, đã khiến đa số giám khảo cho điểm ở ngưỡng an toàn…
Bình luận (0)