|
|
tin liên quan
Ba bỏ đi; mẹ vật lộn nuôi 11 người con, đến tiền đón con về cũng không cóBao nhiêu cố gắng, nỗ lực cuối cùng cũng có kết quả khi Hướng thi đậu Học viện Hàng không Việt Nam vào năm 2011. Tuy nhiên, số tiền để làm thủ tục nhập học và những chi phí cho Hướng đi học xa “thật sự là quá sức với gia đình”.
“Ba mẹ phải vay mượn đủ chỗ để có tiền cho mình học ĐH. Lúc đó trong thâm tâm mình chỉ có duy nhất một suy nghĩ, là phải học giỏi, kiếm được nhiều tiền để trả hiếu cho ba mẹ”, Hướng tâm sự.
Những ngày trọ học xa nhà, Hướng xin đi làm thêm ở nhiều nơi, từ phục vụ bàn cho quán cà phê, rửa chén trong căn tin, thậm chí là xin một “chân” giữ xe tại bãi xe của ký túc xá. Theo lời Hướng, những công việc làm thêm ngoài giờ đó giúp anh có thể tự lo được học phí, tiền sinh hoạt hằng tháng…
|
|
Nói là làm, Kim Hướng kết hợp cùng anh Nguyễn Quốc Dũng (35 tuổi, cựu du học sinh Singapore, người mà Hướng từng quen biết trong thời gian đi làm thêm tại các quán ăn) và bắt đầu nghiên cứu về sản xuất gạo sạch. Hai chàng trai, một 8X, một 9X kiên trì tham gia các thuộc thi về khởi nghiệp như: Dự án khởi nghiệp năm 2016 do Trung tâm Nghiên cứu kinh doanh và Hỗ trợ doanh nghiệp (BSA) phối hợp Dự án sáng tạo khởi nghiệp, Quỹ Startup Việt Nam Foundation và Tập đoàn Trung Nguyên tổ chức.
tin liên quan
Nhờ bánh xèo đặc sản, cả nhà ở Sài Gòn thoát kiếp ‘tha phương cầu thực’Hướng cho biết, quy trình tạo ra hạt gạo sạch là trong diện tích 10ha, thì dành ra 2ha để đắp đê bao, đào ao xung quanh ruộng. Mục đích là để trồng cỏ làm hàng rào sinh học cách ly với những ruộng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật xung quanh và trồng rau màu theo tầng chiều cao cây, hồ nước để lắng lọc nước trước khi đưa vào ruộng. 8 ha còn lại thì trồng lúa Nàng hoa 9.
“Cả quy trình đóng gói bọn mình cũng phải thuê. Gạo không sử dụng chất bảo quản, không có chất tẩy trắng hay tạo mùi”, Hướng nói.
Triết lý kinh doanh "ngược"Khoảng thời gian đầu vì biết nếu cho ra thương hiệu gạo mới sẽ khó nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, Hướng và Dũng đã nghĩ ra cách “chào hàng tại các địa điểm bán nông phẩm sạch và tìm kiếm các doanh nghiệp về gạo tại Sài Gòn” trước để có được nguồn thu mua ổn định.
Nhớ lại những ngày đầu lập nghiệp, Hướng cho biết: “Thời điểm đó bọn mình chỉ đủ tiền thuê một phòng trọ nhỏ vừa là chỗ ở vừa là nơi giao dịch, cũng may được một người bạn thân cho mượn tiền làm vốn”.
|
“Bọn mình chia nhau ra, đem sản phẩm đi đến nhiều nơi để giới thiệu, nói như kiểu đi thuyết trình dạo vậy”. Người có lòng thì trời không phụ, sản phẩm gạo sạch của hai anh em được một doanh nghiệp lớn nhận lời hợp tác và cho phân phối khắp TP.HCM.
|
Chỉ trong vòng một năm rưỡi, Dũng và Hướng đã mở được bảy cửa hàng bán gạo sạch ở các quận như: quận 3, quận Gò Vấp, quận Phú Nhuận, quận Tân Bình (TP.HCM). Theo Kim Hướng, số vốn để mở một cửa hàng gạo sạch khoảng từ 100 - 200 triệu đồng.
Tuy nhiên, có một điều khiến nhiều người thắc mắc khi “cứ tầm ba tháng thì thấy một cửa hàng gạo G2 của Hướng đột nhiên đóng cửa”. Anh giải thích: “Thật ra đó là một cách kinh doanh “ngược” mà anh em mình nghĩ ra để tiết kiệm chi phí”.
Nói về quyết định táo bạo của mình, Hướng chia sẻ: “Đây là một bài toán khó. Không phải cứ mình nói bán gạo sạch thì người ta sẽ tin và đến mua ngay. Bởi sạch hay không, nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố từ địa điểm đến nguồn hàng cũng như cách quản lý. Một phần nữa là do mình may mắn khi có những người anh em hợp tác rất tốt, bên cạnh đó thì làm việc cần có niềm đam mê, nếu không thực sự yêu thích sẽ không bao giờ gắn bó lâu dài với thực phẩm sạch được”. Sau khi đóng thuế và trả lương nhân viên cùng các khoản chi phí khác, việc kinh doanh gạo sạch của Hướng thu lợi nhuận hàng trăm triệu đồng mỗi tháng.
|
Bình luận (0)