Theo người phát ngôn của UBND TP.HCM, khi nhà báo, phóng viên tới, người có trách nhiệm phải tiếp họ, nghe phản án cái gì. Vấn đề gì có thể cung cấp thông tin thì trả lời ngay còn chưa đủ thông tin thì phải tìm hiểu, kiểm tra để trả lời sau. Trong làm việc, cả hai phía phải có cách hành xử với nhau hết sức chân tình.
Ông Hoan cũng cho hay với tinh thần rất cầu thị, lắng nghe nên vừa rồi Thành ủy TP.HCM có quyết định quan trọng là xử lý thông tin phản ánh từ người dân thành phố ở 4 kênh, trong đó có kênh tiếp nhận từ báo chí. Cơ quan nào không thực hiện sẽ bị xử lý nghiêm.
|
Có một kinh nghiệm mà ông Hoan muốn chia sẻ với những người có trách nhiệm phát ngôn ở đơn vị là không được nói không với báo chí. Với tốc độ phát triển thông tin, công nghệ như hiện nay thì mọi thông tin rất dễ chia sẻ qua nhiều kênh. Tuy nhiên trước những thông tin trái chiều, lẫn lộn nên người phát ngôn phải khẳng định thông tin đó có chính thống hay không.
Ông Hoan cũng kể câu chuyện cách đây nhiều năm một số phóng viên theo dõi mảng UBND TP.HCM nhưng khi cần thông tin đến gõ cửa các phòng ban ở UBND TP.HCM đều bị từ chối cung cấp. Nhưng rồi ngày hôm sau mọi báo đều có thông tin vì nhà báo, phóng viên có cả “hệ thống chân rết, len lỏi ở các phòng ở ủy ban”.
"Rút kinh nghiệm, trước những thông tin nhiều người dân quan tâm và có ý kiến trái chiều, cơ quan chức năng nên chủ động thông tin, chủ động họp báo để giải thích để qua đó báo chí, người dân hiểu và nắm rõ thông tin hơn, ông Hoan nói thêm.
Bình luận (0)