Hội nhập và thông tin

17/10/2015 09:34 GMT+7

Sau khi tham gia vào khối ASEAN, VN tiếp tục hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới khi tham gia WTO, các hiệp định FTA song phương và đa phương được ký kết, mới nhất và nóng nhất là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP).

Sau khi tham gia vào khối ASEAN, VN tiếp tục hội nhập mạnh vào nền kinh tế thế giới khi tham gia WTO, các hiệp định FTA song phương và đa phương được ký kết, mới nhất và nóng nhất là Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP). 

Nhưng việc tiếp cận thông tin của các doanh nghiệp, người dân vẫn còn rất khiêm tốn. 

Nhiều doanh nhân, lãnh đạo các hiệp hội doanh nghiệp (DN) cũng thừa nhận, họ tiếp nhận thông tin về hội nhập chủ yếu qua truyền thông, sách báo, thông qua người quen và bạn bè. Còn chủ động tìm hiểu  nghiên cứu thì gần như không có. Đây chính là giới hạn trong năng lực tiếp cận thông tin và cũng là điểm yếu của các DN nội. Khi DN không biết hoặc biết ít thông tin về đối thủ, họ đối mặt với rủi ro lớn. 

Trong khi các DN nước ngoài vào VN đầu tư thường có cả một ngân hàng đồng hành và hỗ trợ không chỉ về vốn mà cả về thông tin kinh tế tài chính; các văn phòng xúc tiến thương mại và đầu tư của họ ở nước sở tại hỗ trợ về thông tin thị trường, thói quen tiêu dùng của người bản địa; hiệp hội, câu lạc bộ DN giúp họ liên kết...
Điển hình các DN Nhật Bản, Hàn Quốc, họ hình thành cả một cộng đồng bằng hiệp hội, ngân hàng, văn phòng đại diện xúc tiến thương mại và đầu tư để cung cấp thông tin về mọi ngành nghề, về các chính sách ưu đãi mà các DN của họ cần. Vì vậy theo một nghiên cứu của trung tâm dữ liệu kinh tế - tài chính của Khoa Tài chính, Đại học Kinh tế TP.HCM mới được thành lập nhằm giúp các DN Việt cân bằng lợi thế thông tin khi tham gia hiệp hội vào nền kinh tế thế giới, các DN có vốn đầu tư nước ngoài được hưởng lợi nhiều từ chính sách tín dụng và đặc biệt là lãi suất trong đầu tư dài  hạn tại VN mà các DN nội không có được ngay chính sân nhà.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2015, kim ngạch xuất khẩu của VN đạt 120 tỉ USD. Chúng ta xuất khẩu sang các nước ASEAN đạt 13,7 tỉ USD; 10, 4 tỉ USD vào Nhật; 24,78 tỉ USD vào Mỹ... nhưng nếu hỏi chính các DN đang xuất khẩu có am hiểu những thông tin, chính sách tài chính; các biến động kinh tế xã hội... để đánh giá nhu cầu, sự thay đổi thói quen tiêu dùng của các nước này hay không? Câu trả lời là rất ít. Hộ vẫn dựa chủ yếu vào đơn đặt hàng của đối tác nhập khẩu. Vì vậy họ không chủ động được "cuộc chơi". Khi đơn hàng của đối tác bị cắt giảm thì thu hẹp sản xuất của các DN VN lại diễn ra.
Theo TS Lê Đạt Chí, Khoa Tài chính, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM, qua Trung tâm dữ liệu kinh tế - tài chính, các DN có thể tìm hiểu các thông tin kinh tế, tài chính, tín dụng của các nước mà họ đầu tư kinh doanh, nhất là trong bối cảnh nóng bỏng của hội nhập TPP hiện nay.
DN nào nắm được nhiều, sớm và chính xác các thông tin, sẽ giành được lợi thế trong hội nhập.
Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.