Và điều tiếp theo dường như không thể tránh khỏi, là một kịch bản tương tự đã chờ sẵn khi kết thúc kỳ nghỉ.
Thế là với nhiều người, kỳ nghỉ để thư giãn, để thoải mái, để cảm nhận bình yên trở nên quá vất vả, quá mệt mỏi, đính kèm nhiều lo lắng. Hành trình 5 - 6 giờ đồng hồ cho đoạn đường 100 cây số đi Vũng Tàu, hành trình 17 tiếng ngồi xe từ TP.HCM mà vẫn chưa đến được Đà Lạt, hành trình mà người đi chơi bằng xe máy phải chôn chân giữa đường, giữa cầu dưới nắng nóng gay gắt có là điều đáng để cân nhắc cho quyết định kỳ nghỉ không?
Tuân thủ 5K được áp đặt thành mệnh lệnh. Chính quyền nhiều nơi xử phạt nghiêm những người không đeo khẩu trang nơi công cộng. Tại Vũng Tàu, nhiều người vừa ngâm mình hay chơi cát vừa... đeo khẩu trang khi chính quyền thành phố phải tổ chức phát khẩu trang miễn phí cho du khách đổ xô xuống bãi biển chật kín người, và áp dụng xử phạt với những người lên bờ mà không đeo khẩu trang. Đà Lạt cũng ra quân kiểm tra, xử phạt các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng.
Giờ cũng nên lo đến chuyện kỳ nghỉ sẽ kết thúc thế nào. Chuyện kẹt xe, nghẽn cầu phà trầm trọng chắc chắn là không thể tránh khỏi rồi. Chuyện đáng nói hơn vẫn là nỗi lo canh cánh trong lòng về nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh từ đám đông sau khi trở về từ kỳ nghỉ. Sáng 1.5, Thái Bình phải phát lệnh khẩn cấp tìm người đến lễ hội đền Tiên La vì có F0 đến lễ hội này.
Liệu có nên nghiêm túc khớp nối những thông tin như trên về trải nghiệm kỳ nghỉ để đúc rút thành một loại kinh nghiệm sống mà chúng ta không nên bỏ qua. Con người hoàn toàn có thể chấp nhận phải lao vào làm vài chuyện thuộc về nhu cầu sống còn do thúc đẩy của bản năng sinh tồn, nhưng có nhất thiết phải chọn cách lao vào một chuyến đi chơi mà dự báo đều cho thấy tiềm ẩn nhiều rủi ro, khuyến cáo đều cho thấy sẽ phải đối mặt với nhiều phiền phức.
Trong khi đó, hoàn toàn có thể chọn cách nhẹ nhàng hơn để tận hưởng kỳ nghỉ trọn vẹn bên gia đình, tròn trách nhiệm với cộng đồng, và yêu thương bản thân mình nhiều hơn có thể.
|
|
Bình luận (0)