Quán cháo trắng nằm trên vỉa hè ngay góc ngã tư Hàng Xanh đầy khói bụi… Vậy mà suốt 43 năm qua, cứ mỗi khi mở cửa là khách lại kéo đến mua đông nghịt, dù nắng hay mưa dù đêm muộn hay trưa chiều.
Sống giữa mảnh đất phồn hoa đô hội như Sài Gòn, con người ta sẽ luôn có rất nhiều sự lựa chọn và loay hoay mãi với những sự lựa chọn đó…
Như lời chị đồng nghiệp của tôi, mỗi ngày mở mắt ra là phải lựa chọn hôm nay mặc đồ gì, đi xem phim thì phân vân không biết nên xem phim mình thích hay “phim bom tấn” đang hot rần rần… Ngay cả việc ăn uống cũng tốn kha khá thời gian để lựa chọn.
VIDEO: Cháo trắng Hàng Xanh níu chân khách Sài Gòn suốt 43 năm
Ở làng Đại học Quốc gia TP. HCM có một quán sinh tố muốn uống phải nghe… 'chửi'. Lạ lùng là vậy nhưng 'đặc sản' này đã gắn liền với biết bao thế hệ sinh viên. Đặc biệt, đổi lại là sự trân quý của các sinh viên dành cho quán sinh tố độc đáo này.
Cháo trắng Hàng Xanh nằm trước số nhà 283 Xô Viết Nghệ Tĩnh (phường 15, quận Bình Thạnh) có ít bàn. Khách chủ yếu đến mua mang về Ảnh: Lê Nam
Chị nói: “Đồ ăn ở Sài Gòn thì nhiều vô số kể. Mà cũng vì nhiều quá thành ra mỗi lần đi ăn là cũng nhức đầu vì không biết chọn quán nào”. Để việc ăn uống diễn ra thuận lợi hơn, chị bật mí với tôi về danh sách các quán ăn (mà chị tự cho là) nổi tiếng ở “thiên đường ẩm thực” này.
Điều gì khiến nhiều người chấp nhận chờ đợi, nhiều nghệ sĩ, và thậm chí cả các Việt kiều về nước hoặc ngồi ghép bàn với người lạ nếu đi vào giờ cao điểm chỉ để ăn tô bún riêu có 'xuất thân' từ gánh hàng rong trên vỉa hè???
Trong số đó, tôi đặc biệt ấn tượng với cái tên “cháo trắng hít bụi”. Mà đã tò mò thì tất nhiên là phải tới kiểm chứng.
Ngay đoạn ngã tư Hàng Xanh là quán cháo trắng không tên, không biển hiệu, cũng không có chỗ để xe. Tôi ghé quán vào buổi chiều tan tầm, người qua lại đông đúc, kẹt xe kéo dài. Thậm chí tôi phải mất gần 10 phút để đi từ góc Bạch Đằng giao với Xô Viết Nghệ Tĩnh mới đến được quán, dù đoạn đường chỉ dài khoảng 150m.
Quán đã trải qua 3 đời chủ với 43 năm tuổi
Thứ đập vào mắt tôi đầu tiên khi đến nơi là chiếc tủ kính được sắp đầy các món ăn mặn đi kèm cháo như hột vịt muối, dưa mắm, cá bống rim, cá lóc kho tộ, thịt nạc kho tiêu, tép ram, ba khía, trứng bắc thảo, chà bông…
Tô bánh canh cá lóc nghi ngút khói bên cạnh một đĩa rau cải con, cứ phảng phất mùi thơm kích thích vị giác đến độ chỉ muốn ăn liền. Thịt cá lóc đồng rất ngọt, đặc biệt là đầu cá, béo không thể tả.
Mỗi ngày, quán mở bán từ 3 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sau Ảnh: Lê Nam
Cá cơm kho mặn
Vài người đang ngồi thảnh thơi ăn cháo ngay chiếc bàn inox cũ được chủ quán kê sát cột điện đầu hẻm, mặc kệ sự ồn ào, náo nhiệt xen lẫn bụi bặm xung quanh. Giờ thì tôi hiểu tại sao chị đồng nghiệp gọi đây là quán “cháo trắng hít bụi rồi”.
Con hẻm nhỏ trên đường Hồng Bàng có hơn 10 quán chỉ bán món chay ở Sài Gòn. Suốt 40 năm qua, nơi này vẫn là lựa chọn hàng đầu với những ai muốn tìm sự thanh tịnh, nhẹ nhàng trong mỗi bữa ăn.
Gọi 2 tô, 1 cháo trắng, 1 cháo đậu đỏ, thêm vài món ăn kèm như chà bông, dưa mắm và cá bống rim, tôi bắt đầu nhập cuộc “vừa ăn vừa hít bụi”. Cháo trắng ở đây thơm và có màu hơi xanh vì được nấu với lá dứa, hạt gạo nở bung, lượng nước trong cháo xăm xắp. Cháo trắng kết hợp với các món ăn kèm khá vừa miệng. Tuy nhiên, vị cháo trắng hơi nhạt, nếu người nào thích ăn mặn sẽ phải gọi thêm rất nhiều đồ ăn kèm mới tạm gọi là đủ.
Cháo trắng lá dứa ở đây có giá 7.000 đồng/tô
Cháo đậu đỏ giá 12.000 đồng/tô
Nước cốt dừa đặc sánh để ăn kèm cháo đậu đỏ
Cá lóc kho
Thịt nạc kho tiêu
Các món ăn mặn được để ở chén nhỏ
"Tiểu đoàn" dưa mắm xếp hàng ngay ngắn trông rất bắt mắt
Cháo đậu đỏ được nấu đặc hơn, có vị ngọt dịu và bùi bùi của hạt đậu, khi ăn thì chan thêm nước cốt dừa và rắc lên chút hạt mè trắng để dậy mùi thơm.
Theo chị Kim Oanh (24 tuổi, con gái chủ quán) thì “cháo trắng Hàng Xanh” của gia đình chị đã trải qua 3 thế hệ với số tuổi lên đến 43 năm rồi. “Quán là do ông bà mình ngày xưa mở bán, hồi đó đồ ăn kèm ít lắm, vài ba món thôi. Sau này nhà mình mới chăm chút thêm, giờ là có tổng cộng 20 món”, chị nói thêm.
Thịt vịt mềm, phần da bên ngoài giòn giòn là ưu điểm khiến Quảng Huê Viên luôn đông khách sành ăn từ hơn 70 năm qua...
Chia sẻ về bí quyết giúp quán cháo của gia đình có thể níu chân thực khách suốt mấy chục năm qua, chị Oanh cho rằng: “Thực ra cháo trắng lá dứa hay cháo đậu đỏ thì không thiếu gì quán bán. Còn khách ghé ủng hộ quán mình đông có thể do vị trí thuận lợi, nơi có nhiều người qua lại. Thêm vào đó món ăn kèm đa dạng, và quan trọng là mình nấu cháo bằng cái tâm, tự nhiên cháo nó thấm tình mà khiến khách nhớ hoài thôi”.
Dưa mắm... Ảnh: Lê Nam
hay trứng bắc thảo là phổ biến nhất
Mặc dù bán trên vỉa hè khá bụi bặm nhưng lúc nào quán cũng đông khách ghé mua mang về
Trung bình 1 ngày quán bán được từ 9 đến 10 nồi cháo Ảnh: Lê Nam
“Cháo trắng hít bụi” mở quán từ 3 giờ chiều đến 2 giờ sáng hôm sau. Cháo trắng lá dứa có giá 7.000 đồng/tô, cháo đậu đỏ giá 12.000 đồng/tô. Các món ăn kèm có giá dao động từ 8.000 – 20.000 đồng/món.
“Ăn cháo ở đây riết bị ghiền, tôi ăn từ hồi chưa lập gia đình, tới giờ cũng 2 đứa con rồi. Thật ra ngồi ăn ngoài đường vậy cũng có cái thú của nó. Chiều ghé đây làm tô cháo trắng lót bụng, nhanh gọn, ngon, rẻ, nhìn xe cộ đông đúc vậy ban đầu cũng thấy kỳ chứ vài lần là thấy vui vui liền”, thực khách tên Thường cho biết.
Bẵng đi một thời gian "cũng không dài cho lắm", hôm nay tôi có việc phải đi ngang đường Phùng Khắc Khoan thì vô tình thấy cảnh cả dãy người đang ngồi nép sát trên vỉa hè để... uống sữa.
Bình luận