Châu Âu chia rẽ trong tính toán 'thoát Mỹ' về quốc phòng

08/10/2021 07:00 GMT+7

Quá trình rút khỏi Afghanistan đầy hỗn loạn của Mỹ đang khiến nhiều đồng minh đắn đo. Tại hội nghị thượng đỉnh lãnh đạo châu Âu tuần này, vấn đề lại được nêu ra.

EU hiện chia rẽ trước thực tế phụ thuộc vào Mỹ trong chiến lược quốc phòng.

Nhiều nguồn tin ngoại giao cho biết EU đã không giải quyết được tranh cãi về việc phát triển một lực lượng phòng thủ độc lập.

Gặp nhau tại Slovenia hôm 5.10, giới lãnh đạo EU chia rẽ thành 2 nhóm nhỏ. Các quốc gia phía đông e dè trước Nga, muốn củng cố châu Âu cùng NATO. Và các quốc gia do Đức, Ý, Tây Ban Nha và Pháp dẫn đầu, muốn EU tự phát triển mạnh mẽ hơn.

Trước cuộc họp kín ở lâu đài Brdo, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nhấn mạnh EU phải tăng cường quản lý khủng hoảng ở các biên giới và phải tự chịu trách nhiệm về an ninh của khối.

Ông Macron đã nghi ngờ khả năng Mỹ sẽ chắc chắn bảo vệ châu Âu từ trước khi xảy ra căng thẳng trong quan hệ Pháp - Mỹ liên quan hiệp ước AUKUS, khiến quan hệ Mỹ-EU thêm chút gập ghềnh.

Tổng thống Pháp Macron công kích Mỹ, kêu gọi châu Âu "ngừng ngây thơ"

KKhủng hoảng ngoại giao nổ ra sau khi Mỹ bí mật ký kết thỏa thuận quân sự AUKUS nhằm thắt chặt hợp tác quốc phòng với Úc và Anh để gây đối trọng với Trung Quốc, nhưng “bỏ quên" Pháp.

Ngoài các lãnh đạo EU, lãnh đạo 6 nước Balkan cũng tham gia cuộc thảo luận. Đây là quan hệ chiến lược lâu dài nhằm tạo ra “vòng tròn bạn bè" từ phía đông nam châu Âu đến Bắc Phi.

Những nước ủng hộ châu Âu tự củng cố quốc phòng cho biết đã có nhiều sự kiện cảnh báo, bao gồm chiến lược “xoay trục sang châu Á" dưới thời Tổng thống Obama, quá trình Brexitchính sách “ưu tiên Mỹ" dưới thời Tổng thống Trump.

Tuy vậy bất chấp các tiến triển từ xây dựng quỹ quốc phòng chung đến phát triển vũ khí chung, châu Âu vẫn chưa triển khai các tổ chức chiến đấu cấp lữ đoàn để đối phó khủng hoảng.

Top

Bạn không thể gửi bình luận liên tục. Xin hãy đợi
60 giây nữa.